Thế giới

Ngân hàng Thế giới phải thúc đẩy đầu tư tư nhân vào quá trình chuyển đổi khí hậu

ClockThứ Hai, 12/06/2023 10:18
TTH.VN - Ngân hàng Thế giới (WB) phải sử dụng “những rủi ro có chiến lược” để khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân tham gia nhiều hơn vào việc giúp các nước đang phát triển đối phó với biến đổi khí hậu, cũng như đi tắt, đón đầu trong việc giảm thiểu các nguồn nhiên liệu hoá thạch, tân Chủ tịch WB Ajay Banga cho biết.

Nguồn cung nước và năng lượng ở châu Á đối mặt nhiều nguy cơ do biến đổi khí hậuNhiều kỳ vọng từ điện gió ngoài khơi trong quá trình chuyển đổi năng lượngG7 nhất trí thúc đẩy việc loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạchNhu cầu khí đốt tự nhiên của ASEAN sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á

leftcenterrightdel
 Thúc đẩy chuyển đổi sang năng lượng tái tạo sẽ là phương án có lợi cho mọi quốc gia và tổ chức. Ảnh minh hoạ: Báo Điện tử Chính phủ

Cụ thể, chia sẻ với phóng viên, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Ajay Banga nhận xét, những nỗ lực hiện đang được tiến hành để mở rộng khả năng cho vay của Ngân hàng Thế giới và cải thiện mô hình có khả năng giải phóng “hàng chục tỷ” USD.

Chủ tịch Ajay Banga cho biết, vốn của khu vực tư nhân là rất quan trọng vì vốn từ chính phủ, các tổ chức từ thiện, Ngân hàng Thế giới và các ngân hàng phát triển đa phương khác (MDB) sẽ không đủ để giúp các nước nghèo thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu.

“Con đường duy nhất phía trước là tìm cách xây dựng niềm tin với khu vực tư nhân rằng đây là một phần của tương lai của họ”, vị lãnh đạo khẳng định.

Theo đó, các công ty tư nhân buộc phải mang lại lợi nhuận cho các cổ đông và không thể gánh chịu những rủi ro liên quan, nhưng ngân hàng có thể giúp đỡ. Đó là điều WB có thể làm với việc chấp nhận rủi ro có chiến lược. Đồng thời Chủ tịch WB Ajay Banga cũng lưu ý rằng trong nhiều trường hợp, năng lượng tái tạo hiện rẻ hơn nhiều so với nhiên liệu hoá thạch, nhờ những cải tiến về lưu trữ và thời gian sử dụng.

Thêm vào đó, giá cả điện phải chăng là điểm khởi đầu quan trọng cho sự phát triển của kinh tế - xã hội ở các nền kinh tế mới nổi, nhưng cũng cần có các giải pháp mới để tránh “mô hình tăng trưởng sử dụng nhiều khí thải” mà các nền kinh tế tiên tiến đang theo đuổi, bằng không sẽ không có hi vọng hạn chế lượng khí thải vào năm 2050.

Được biết, Chủ tịch Ajay Banga cam kết ông cũng sẽ hợp tác chặt chẽ với các tổ chức phát triển và cho vay đa phương khác để cải thiện tình hình theo hướng tích cực.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non

Ngày 19/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến đánh giá thực hiện Đề án giáo dục quyền con người trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non
TƯƠNG LAI NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO ĐÔNG NAM Á:
Động lực tài chính đang gia tăng

Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng tăng cao và sự tập trung vào năng lượng tái tạo ngày càng lớn để đạt được các mục tiêu phát thải ròng bằng 0, Đông Nam Á - vùng đất sở hữu nhiều ánh nắng mặt trời và những tiến bộ trong công nghệ năng lượng mặt trời - sẽ mang đến cơ hội đáng kể cho hoạt động tài trợ năng lượng tái tạo.

Động lực tài chính đang gia tăng
Return to top