Thế giới

Ngân hàng Thế giới thành lập Quỹ phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch

ClockThứ Sáu, 01/07/2022 21:40
TTH - Hãng thông tấn AFP ngày 1/7 cho biết Ban giám đốc của Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa thông qua việc thành lập một quỹ trung gian tài chính (FIF) tài trợ cho các khoản đầu tư quan trọng nhằm tăng cường năng lực phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu, chủ yếu tập trung vào các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.

World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70%Mỹ kêu gọi tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng cho các thị trường mới nổi

Những tổn thất và mất mát từ COVID-19 đã nêu bật tầm quan trọng của việc tăng cường đầu tư vào công tác chuẩn bị cho đại dịch. Ảnh: nld.com.vn

“Sự tàn phá về con người, kinh tế và xã hội của COVID-19 đã nêu bật nhu cầu cấp bách về hành động phối hợp nhằm xây dựng một hệ thống y tế mạnh hơn và huy động thêm các nguồn lực để phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch”, tuyên bố của World Bank nêu rõ.

Quỹ sẽ mang lại các nguồn lực bổ sung dành riêng cho công tác chuẩn bị và ứng phó với đại dịch, khuyến khích các quốc gia tăng cường đầu tư, phối hợp giữa các đối tác và đóng vai trò như một nền tảng vận động chính sách.

Dưới sự phát triển và dẫn dắt từ Mỹ, Italy và Indonesia như một phần của các nhiệm kỳ Chủ tịch G20 của các nước này, và với sự hỗ trợ rộng rãi từ G20, hơn 1 tỷ USD cam kết tài chính đã được công bố cho FIF, trong đó có đóng góp từ Mỹ, Liên minh châu Âu, Indonesia, Đức, Vương quốc Anh, Singapore, Quỹ Gates và Wellcome Trust.

Mục tiêu của FIF là cung cấp tài chính để giải quyết những lỗ hổng nghiêm trọng trong việc phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch, nhằm tăng cường năng lực quốc gia trong các lĩnh vực như giám sát dịch bệnh, hệ thống phòng thí nghiệm, lực lượng y tế, truyền thông và quản lý khẩn cấp, cùng với sự tham gia của cộng đồng. Quỹ cũng có thể giúp giải quyết những khoảng trống trong việc tăng cường năng lực khu vực và toàn cầu, ví dụ, bằng cách hỗ trợ chia sẻ dữ liệu, hài hòa các quy định và năng lực phối hợp phát triển, mua sắm, phân phối và triển khai các biện pháp đối phó và cung cấp thiết bị y tế thiết yếu.

“Khi nói đến việc chuẩn bị cho đại dịch tiếp theo, chi phí không hành động lớn hơn chi phí hành động”, Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh trong một tuyên bố cuối ngày 30/6.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ WHO)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vừa có văn bản gửi các thành ủy, thị ủy, huyện ủy, Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy; Ủy ban MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh; các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các cơ quan báo chí triển khai một số nhiệm vụ tuyên truyền cuộc thi trực tuyến “Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”.

“Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”
UNESCO thành lập giải thưởng về giáo dục công dân toàn cầu

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) vừa thành lập một giải thưởng do Hàn Quốc đề xuất, nhằm công nhận những nỗ lực trong việc nuôi dưỡng giáo dục về các vấn đề toàn cầu, như nhân quyền, tính bền vững và tính đa dạng, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày 23/10 cho biết.

UNESCO thành lập giải thưởng về giáo dục công dân toàn cầu
Giá vàng 'nhảy múa', đại biểu Quốc hội kiến nghị thành lập sàn giao dịch vàng

Khoảng hơn 3 tuần nay, giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn liên tục tăng cao. Giá vàng nhẫn điều chỉnh nhanh hơn và theo nhịp tăng của thế giới còn giá vàng miếng SJC phụ thuộc vào giá bán của Ngân hàng Nhà nước. Hiện, giá bán vàng miếng ở mốc 89 triệu đồng/lượng, cao nhất trong vòng 4 tháng qua. Bên cạnh đó, giá vàng nhẫn cũng ở mức gần 89 triệu đồng/lượng, cao nhất trong lịch sử. Ngân hàng Nhà nước cho biết giá vàng trong nước hiện chỉ cao hơn thế giới 5-7%.

Giá vàng nhảy múa , đại biểu Quốc hội kiến nghị thành lập sàn giao dịch vàng
Return to top