Thế giới

Ngành công nghiệp Fintech Đông Nam Á dự kiến vượt mốc 1 tỷ USD vào năm 2025

ClockThứ Năm, 10/10/2019 15:53
TTH.VN - Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy trong số 400 triệu người trưởng thành ở Đông Nam Á, chỉ có 104 triệu người sử dụng các dịch vụ ngân hàng và có quyền tiếp cận đầy đủ các dịch vụ tài chính, trong khi 198 triệu người thậm chí còn không có một tài khoản ngân hàng nào.

Cơ hội cho các công ty công nghệ tài chínhIMF: Fintech có khả năng gây gián đoạn hệ thống tài chínhViệt Nam là trung tâm công nghệ tài chính của khu vựcMoody’s: Lĩnh vực ngân hàng, fintech của Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng mạnh

Fintech Đông Nam Á dự kiến vượt mốc 1 tỷ USD vào năm 2025. Ảnh: Shutterstock/VNExpress

Mặc dù khu vực có một số công ty tài chính lớn nhất thế giới, nhưng những vấn đề rất cơ bản - như chi phí cơ sở hạ tầng, thông tin tín dụng đáng tin cậy, và các quy định tài chính nghiêm ngặt - đã gây khó khăn cho các tổ chức ngân hàng và công ty bảo hiểm thâm nhập khu vực.

Tuy nhiên điều đó đang thay đổi, nhờ các công ty công nghệ tài chính (fintech).

Sự phát triển của các công ty fintech với nhiều hình dạng và quy mô khác nhau trên khắp châu Á trong 5 năm qua được thúc đẩy không chỉ bởi sự tiến bộ trong công nghệ và tốc độ thâm nhập internet trong khu vực, mà còn vì ngày càng có nhiều người hiểu biết hơn về tài chính, và do đó đòi hỏi các dịch vụ tài chính tốt hơn.

Thanh toán kỹ thuật số, bao gồm chuyển khoản vào tài khoản và ví điện tử, đã đạt đến “điểm uốn” tại châu Á, một nghiên cứu chung của Google, Temasek và Bain & Co cho thấy.

Phát triển trong phạm vi hai chữ số, thanh toán kỹ thuật số dự kiến ​​sẽ vượt mốc 1.000 tỷ USD vào năm 2025 và chiếm gần ½ lưu lượng chi tiêu trong khu vực. Thị trường ví điện tử dự kiến ​​sẽ còn tăng nhanh hơn nữa, từ 22 tỷ USD năm 2019, lên tới 114 tỷ USD vào năm 2025, một bước nhảy vọt với mức tăng hơn 5 lần.

Sự quan tâm đến lĩnh vực fintech của châu Á đến từ rất nhiều nguồn, bao gồm cả các lĩnh vực thuần túy như ngân hàng, công ty bảo hiểm và dịch vụ chuyển tiền, cho đến các công ty 'siêu ứng dụng', công ty fintech, thương mại điện tử và các nền tảng truyền thông xã hội.

Những công ty độc lập chỉ cung cấp dịch vụ tài chính trực tuyến - chẳng hạn như ví điện tử Momo của Việt Nam, dịch vụ quản lý tài sản kỹ thuật số Stashaway, hay công ty cho vay kỹ thuật số Akulaku của Indonesia – đều hướng đến các mục tiêu cụ thể như khả năng tiếp cận, sự tiện lợi và minh bạch, để cung cấp dịch vụ những người thường khó có khả năng tiếp cận.

Với khối lượng lớn dân số chưa được tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thức, tiềm năng tăng trưởng của các công ty fintech ở Đông Nam Á rõ ràng vẫn rất cao. Do đó, các công ty hoạt động trên thị trường fintech trong khu vực được kỳ vọng sẽ tạo ra một sự thay đổi đáng kể đối với những người dân chưa sử dụng các dịch vụ tài chính.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Entrepreneur​)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

TƯƠNG LAI NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO ĐÔNG NAM Á:
Động lực tài chính đang gia tăng

Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng tăng cao và sự tập trung vào năng lượng tái tạo ngày càng lớn để đạt được các mục tiêu phát thải ròng bằng 0, Đông Nam Á - vùng đất sở hữu nhiều ánh nắng mặt trời và những tiến bộ trong công nghệ năng lượng mặt trời - sẽ mang đến cơ hội đáng kể cho hoạt động tài trợ năng lượng tái tạo.

Động lực tài chính đang gia tăng
Return to top