Thế giới

Ngành thủy sản hậu COVID-19: Cần đại tu để tăng trưởng

ClockThứ Năm, 30/04/2020 16:40
TTH.VN - Được biết đến với những chuỗi cung ứng phức tạp và hà khắc nhất, ngành thuỷ sản trong bối cảnh đại dịch COVID-19 càng cho thấy sự cần thiết phải thay đổi để có thể mang lại lợi ích cho ngư dân cũng như người tiêu dùng.

Xuất khẩu thủy sản sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn do Covid-19Ngành thủy sản xây dựng nhiều kịch bản ứng phó dịch COVID-19

Ngành thuỷ sản chịu nhiều tác động trong đại dịch COVID-19. Ảnh: Reuters/VTV

Đại dịch COVID-19 đã buộc hàng tỷ người phải ở nhà, khiến đường xá trở nên yên tĩnh hơn và các đại dương cũng vậy. Sự bùng phát của dịch COVID-19 lan rộng khắp hành tinh với quy mô chưa từng có và khiến cả thế giới phải “đứng yên”, nhu cầu theo đó cũng giảm mạnh trong phần lớn các ngành, trong đó có ngành thủy sản.

Thuỷ sản được coi là một trong những ngành nghề đầu tiên phải đối mặt với tác động kinh tế từ dịch COVID-19 do mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc về cả mặt tiêu dùng cũng như sản xuất. Chỉ riêng Trung Quốc đã chiếm tới 62% sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu. Đợt bùng phát dịch bệnh này diễn ra trong đợt lễ Tết của Trung Quốc – thường là thời điểm nhu cầu đối với hải sản Australia tăng lên mức cao nhất, nhưng các đơn hàng đã sụt giảm nghiêm trọng bất chấp giảm giá. Vụ dịch được cho là bắt nguồn từ khu chợ hải sản của Vũ Hán và chính phủ Trung Quốc đã nhanh chóng hạn chế một phần việc buôn bán hải sản trong nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh.

Giá tôm hùm, một sản phẩm chính của ngành thủy sản Australia, đã giảm từ 50%-80% và ngay cả tôm hùm Maine nổi tiếng thế giới cũng được bán "với mức giá không nên bán".

Tương tự, các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam cũng đang phải gánh chịu những tổn thất do dịch COVID-19. Hiệp hội xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, có tới 50% hợp đồng xuất khẩu của ngành đang bị hủy bỏ hoặc trì hoãn do nhu cầu sụt giảm. Xuất khẩu cá nuôi sang Trung Quốc đã phải dừng lại vào cuối tháng 1 do các biện pháp nghiêm ngặt được áp đặt để ngăn chặn dịch bệnh. Khách hàng ở các nơi khác trên thế giới cũng đã bắt đầu hủy bỏ và trì hoãn các đơn đặt hàng khi dịch bệnh vẫn đang tiếp tục lan rộng trên toàn cầu. 

Nhiều doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam cũng chịu thiệt hại khi các đơn hàng bị huỷ bỏ hoặc trì hoãn. Ảnh minh hoạ: VOV

Tác động đến nhiều lĩnh vực

Theo Devdiscourse, các nhà sản xuất thủy sản trên toàn thế giới đang rơi vào tình thế không tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm trong bối cảnh nhu cầu sụt giảm và các chuỗi cung ứng tê liệt, do những biện pháp hạn chế để ngăn chặn sự bùng phát của dịch COVID-19.

Báo cáo của Cục quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) năm 2017 cho thấy, có tới 70% chi tiêu dành cho các sản phẩm thủy sản ở nước này được thực hiện trong các cơ sở bán lẻ thực phẩm như nhà hàng, các dịch vụ ăn uống. Tuy nhiên hiện nay, nhiều nhà hàng đã bị đóng cửa do các lệnh giới nghiêm hoặc do nhu cầu sụt giảm khi mọi người tránh những tiếp xúc không cần thiết với người khác. Sự chậm lại trong lĩnh vực khách sạn đã tác động mạnh đến các công ty thủy sản vì phần lớn doanh thu của họ đến từ các nhà hàng.

Thực tế cho thấy, ngành thủy sản năm 2020 đang được toàn cầu hóa hơn bao giờ hết, khi một số loại cá thường thấy ở vùng biển Trung Quốc có thể dễ dàng xuất hiện trong thực đơn các nhà hàng từ Mỹ cho đến Brazil. Giá trị nhập khẩu cá toàn cầu lên đến hơn 100 tỷ USD trong năm 2018, trong đó Mỹ đóng góp nhiều nhất với lượng hải sản nhập khẩu trị giá hơn 22 tỷ USD.

Nhưng các thị trường quốc tế này đã chững lại trong đợt bùng phát dịch COVID-19 hiện nay, do nhu cầu của các nhà hàng và các cơ sở thực phẩm khác giảm mạnh. Mặt khác, việc hạn chế di chuyển đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng ở tất cả các cấp và các nhà cung cấp cũng gặp khó khăn trong việc vận chuyển sản phẩm do khó tiếp cận với các dịch vụ hậu cần.

Với những tác động của dịch COVID-19, những thay đổi trên thị trường và sự sụt giảm nhu cầu từ các nhà hàng đang buộc ngư dân phải áp dụng các mô hình trực tiếp đến tay người tiêu dùng để sống sót qua khủng hoảng.

Ngư dân cũng đang nhận ra lợi ích của việc bán hải sản tại địa phương và phát triển theo hướng các nghề cá được cộng đồng hỗ trợ để mở rộng phạm vi hoạt động.

Những thay đổi có thể mở đường cho chuỗi cung ứng tốt hơn và không bị rối loạn sẽ mang lại lợi ích cho cả người tiêu dùng và ngư dân, vì chuỗi cung ứng phức tạp từ các doanh nghiệp lớn thường đẩy giá bán lẻ lên cao, nhưng lợi ích không phải lúc nào cũng đến được tay ngư dân.

Chiến lược hậu COVID-19

* Chiến lược kinh doanh trong nước

Ngành thủy sản đã được toàn cầu hóa trong nhiều năm nhưng thương mại thủy sản địa phương có thể mang lại lợi ích cho cả ngư dân và người tiêu dùng. Ngư dân được hưởng lợi từ việc bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, giảm đáng kể chi phí vận hành, tiếp cận thị trường mới, và tăng tỷ suất lợi nhuận. Ở phía ngược lại, người tiêu dùng cũng có thể đảm bảo rằng hải sản họ mua có nguồn gốc rõ ràng và luôn tươi mới.

Trong thời gian xảy ra đại dịch COVID-19, các nhà sản xuất thủy sản đã nhận ra lợi ích của việc kết nối thương mại địa phương, trong khi người tiêu dùng và chính phủ cũng nhận ra sự cần thiết phải hỗ trợ nghề cá địa phương để đảm bảo nguồn cung phù hợp.

* Cải thiện chuỗi cung ứng

Những cải thiện cần được tiến hành trong chuỗi cung ứng của ngành thủy sản có phạm vi rất lớn và đại dịch COVID-19 đã bộc lộ rỗ những thiếu sót trong ngành này, từ đó nêu bật nhu cầu cấp thiết phải hành động.

 - Bán lẻ trực tuyến: Thương mại điện tử đã phát triển không ngừng trong vài năm qua nhưng việc áp dụng thương mại điện tử trong ngành thủy sản đã bị tụt lại phía sau. Tuy nhiên, khi hành vi và nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi như trong bối cảnh hiện tại, các nhà phân tích cho rằng nó cũng sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của bán lẻ thủy sản trực tuyến và dẫn đến một “cuộc đại tu” trong cách bán hải sản, từ đóng gói cho đến hình thức sản phẩm.

Các sản phẩm thuỷ sản đóng gói có thể có cơ hội phát triển mạnh thời hậu COVID-19. Ảnh minh hoạ: Baomoi

- Chuỗi cung ứng hạn chế tiếp xúc: Mọi người đang lo lắng về rủi ro trong tiêu thụ hải sản do sự bùng phát của virus SARS-CoV-2, và do đó ngành bán lẻ hải sản tươi sống có thể sẽ chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ trong những tháng tới. Người tiêu dùng mong muốn hải sản sẽ có bao bì hợp vệ sinh hơn và giảm sự tiếp xúc của con người trong chuỗi giá trị. Trái với những khu chợ tươi sống "ẩm ướt", hải sản đóng gói sẵn có thể mang đến cho mọi người sự tươi ngon mà họ muốn có từ hải sản, nhưng yên tâm hơn về mặt vệ sinh.

- Chuỗi cung ứng kỹ thuật số: Nhu cầu giảm tiếp xúc của con người và những lợi ích tiềm năng của hiệu quả hoạt động sẽ thúc đẩy việc áp dụng các công cụ kỹ thuật số và tự động hóa trong chuỗi cung ứng thủy sản. Những thay đổi này có thể là động lực cho những phương thức mới của các cơ sở vận hành và tăng hiệu quả, khiến nó trở nên cần thiết để duy trì hoạt động kinh doanh.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông luồng lạch, hoàn thiện hạ tầng nghề cá

Việc đầu tư xây dựng các dự án (DA) nâng cao năng lực hạ tầng nghề cá kết hợp với việc neo đậu, tránh trú bão trên địa bàn nhằm tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế và phòng, chống thiên tai. Sau khi hoàn thành, các công trình sẽ góp phần khôi phục hoạt động của cảng cá, âu thuyền và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của ngư dân trong vùng DA.

Khơi thông luồng lạch, hoàn thiện hạ tầng nghề cá
Thuốc giảm cân hỗ trợ giảm nguy cơ tử vong vì COVID-19

Hãng tin CNBC ngày 3/9 đưa tin, theo kết quả của một loạt nghiên cứu được Tạp chí Journal of the American College of Cardiology (JACC) - tờ tạp chí tim mạch uy tín nhất của Mỹ thực hiện, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những người sử dụng thuốc giảm cân Ozempic và Wegovy ít đối diện với nguy cơ tử vong vì COVID-19 hoặc bị tác dụng phụ từ loại virus này.

Thuốc giảm cân hỗ trợ giảm nguy cơ tử vong vì COVID-19
WHO cảnh báo sự quay trở lại đáng lo ngại của COVID-19

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 7/8 đã lên tiếng cảnh báo khi các ca nhiễm COVID-19 đang tăng vọt trên toàn thế giới - bao gồm cả ở Thế vận hội Paris đang diễn ra, và gần như khó có thể suy giảm trong thời gian tới. Cơ quan này cũng lo ngại rằng các biến thể nghiêm trọng hơn của virus SARS-CoV-2 có thể sẽ sớm xuất hiện và lây lan.

WHO cảnh báo sự quay trở lại đáng lo ngại của COVID-19
Giúp 1.000 nữ nông dân nghèo phục hồi, phát triển sinh kế bền vững

Ngày 20/7, Hội Chữ Thập đỏ (HCTĐ) tỉnh, tổ chức Oxfam tại Việt Nam, Đại sứ quán New Zealand tại Hà Nội tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Phục hồi sinh kế sau COVID-19 cho nữ nông dân tại các xã đặc biệt khó khăn và các xã khó khăn tại Thừa Thiên Huế". Tham dự có bà Caroline Rachel Beresford, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam.

Giúp 1 000 nữ nông dân nghèo phục hồi, phát triển sinh kế bền vững
Return to top