ClockThứ Sáu, 14/02/2020 14:52

Ngành thủy sản xây dựng nhiều kịch bản ứng phó dịch COVID-19

Ngay trong tháng đầu tiên của năm 2020, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã chứng kiến sự sụt giảm khá sâu và đối diện với nhiều khó khăn hơn khi dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19) diễn biến phức tạp.

Thị trường quyết định tăng trưởng của ngành nông nghiệpHướng đến phát triển nông nghiệp quy mô lớn, an toàn, bền vữngĐể đủ điện năm 2020, ngành điện phải dùng gần 3,4 tỷ kWh điện chạy dầuNgành Thủy sản với mục tiêu xoay trụcĐầu tư phát triển lưới điệnGiá cá tra giảm chạm đáy, mục tiêu xuất khẩu thuỷ sản 10 tỷ USD gặp khóXuất khẩu nông, thủy sản: EVFTA mới chỉ là 'cánh cửa'“Cơ cấu thời vụ nuôi thủy sản”- thông tin đáng đọc trên Thừa Thiên Huế ra ngày 18/7/2019Cơ hội và thách thức cho ngành thủy sản

Xuất khẩu thủy sản gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Ảnh: Thế Anh/TTXVN

Thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho thấy, xuất khẩu thủy sản của cả nước tháng 1/2020 ước đạt 556 triệu USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2019. Theo đó, xuất khẩu tôm đạt 251 triệu USD, tăng 7% còn xuất khẩu cá tra chỉ đạt 75 triệu USD, giảm tới 64%.

Xuất khẩu các mặt hàng hải sản đạt 230 triệu USD, giảm 22% so với cùng kỳ năm 2019; trong đó, xuất khẩu cá ngừ giảm 30% đạt khoảng 40 triệu USD, xuất khẩu mực- bạch tuộc giảm tới 50% còn 33 triệu USD.

Trong nhóm các thị trường chủ lực, xuất khẩu sang Nhật Bản giảm 20%, còn 98 triệu USD; xuất khẩu vào Mỹ giảm mạnh 36% còn 75 triệu USD. Trong khi đó, thị trường Trung Quốc (bao gồm cả Hong Kong) ghi nhận mức giảm tới 45%, chỉ còn  51,5 triệu USD.

Điểm sáng duy nhất trong hoạt động xuất khẩu thủy sản tháng 1/2020 là kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU tăng 13% so với cùng kỳ, đạt 127 triệu USD.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP cho biết, sở dĩ kim ngạch xuất khẩu trong tháng 1/2020 giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019 là do trùng vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán nên việc xuất nhập khẩu bị gián đoạn trong khoảng 10 ngày. Tiếp đó, đầu tháng 2 dịch COVID-19 bùng phát mạnh tại Trung Quốc đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến rất nhiều lĩnh vực như giao thông vận tải, du lịch, bán lẻ, do vậy hoạt động sản xuất, xuất khẩu thủy sản cũng không tránh khỏi ảnh hưởng tiêu cực.

Năm 2019, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam với tổng giá trị đạt 622,7 triệu USD, chiếm 31% tổng giá trị xuất khẩu. Thời gian qua, nhu cầu sự tăng trưởng ổn định, giá tốt, chủng loại hàng hóa nhập khẩu và phân khúc thị trường đa dạng nhiều doanh nghiệp chế biến cá tra Việt Nam vẫn tiếp tục coi Trung Quốc là thị trường chiến lược trong năm 2020. Chính vì vậy, khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, hoạt động giao thương giữa Việt Nam - Trung Quốc bị gián đoạn thì cá tra là mặt hàng chịu tác động nhiều nhất.

Ông Trần Văn Hùng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hùng Cá cho biết, thị trường Trung Quốc hiện chiếm từ 20 - 30% tổng giá trị xuất khẩu sản phẩm cá tra của công ty. Từ kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đến nay, thực hiện công tác kiểm soát lây lan dịch COVID-19, các nhà nhập khẩu Trung Quốc đã nhiều lần thông báo tạm hoãn nhận các đơn hàng đặt trước và chưa có kế hoạch đặt thêm đơn hàng nào mới.

"Với những doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lâu năm, đã có chiến lược đa dạng hóa thị trường từ trước thì sự gián đoạn xuất khẩu vào Trung Quốc chỉ ảnh hưởng một phần đến hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp nhỏ, mới hình thành trong giai đoạn xuất khẩu cá tra tăng trưởng nóng, chủ yếu xuất khẩu đi Trung Quốc sẽ chịu thiệt hại nặng nề nếu dịch COVID-19 không được khống chế sớm", ông Trần Văn Hùng chia sẻ.

So với cá tra, mặt hàng tôm được đánh giá ít chịu tác động hơn từ dịch bệnh do thị trường Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu tôm sú cỡ lớn từ Việt Nam nhưng thời điểm này tôm sú cỡ lớn đã hết vụ, sản lượng cuối mùa chỉ dùng trả hợp đồng các thị trường khác. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp xuất khẩu tôm cho biết hiện nay đang phải lưu kho các đơn hàng đặt trước của Trung Quốc do nhà nhập khẩu thông báo lùi thời gian giao hàng. Trong khi đó, giá tôm thế giới thời gian tới được dự báo sẽ giảm vì nguồn cung tăng mạnh.

Các nguồn cung cấp tôm lớn cho Trung Quốc như Ecuador, Ấn Độ, Thái Lan cũng đang gặp tình trạng tương tự của Việt Nam nên đồng loạt tìm thị trường thay thế, trong khi nhu cầu tiêu dùng tôm từ Hàn Quốc, Mỹ, EU cũng có xu hướng giảm do tâm lý e dè, lo ngại dịch bệnh ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của ngành tôm trong năm 2020. Các doanh nghiệp hy vọng dịch COVID-19 sẽ sớm được khống chế và nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thủy sản chế biến sâu sẽ tăng trở lại.

Theo tính toán của VASEP, trường hợp khả quan nhất là dịch COVID-19 được khống chế trong quý I/2020 thì xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc trong quý I/2020 cũng sẽ giảm ít nhất là 40% so với quý IV/2019. Xuất khẩu thủy sản trong các quý tiếp theo sẽ hồi phục và guồng sản xuất xuất khẩu lại vận hành bình thường trong nửa cuối năm.

Ngược lại trong tình huống dịch bệnh kéo dài hơn nữa, xuất khẩu vào Trung Quốc giảm mạnh, kéo theo sự sụt giảm của các thị trường khác thì kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2020 có thể chỉ tăng trưởng khoảng 3 - 4% so với năm 2019.

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, VASEP đã khuyến nghị, các doanh nghiệp thường xuyên cập nhật thông tin từ đối tác phía Trung Quốc để tranh thủ thông quan các đơn hàng đặt trước ngay khi được phép, giảm thiểu chi phí bảo quản, kho bãi.

Tùy vào diễn biến thực tế, các doanh nghiệp chủ động điều chỉnh kế hoạch chế biến và thông tin cho các vùng nuôi điều chỉnh thời vụ, sản lượng nguyên liệu cho phù hợp, tránh tình trạng dư thừa nguyên liệu, gây thiệt hại cho cả người nuôi và doanh nghiệp.

Song song đó, hiệp hội cũng sẽ kiến nghị lên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chính phủ có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hộ nuôi trồng bị thiệt hại thông qua việc giảm lãi suất vay vốn và gia hạn thời gian trả nợ ngân hàng, giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Việt Nam được khen ngợi về nỗ lực chống đánh bắt cá bất hợp pháp

Chưa đầy 1 năm kể từ khi Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) được ký kết, những nỗ lực của Việt Nam để triển khai hiệp định này đang thu hút được sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Trong số này có các sáng kiến của Hà Nội trong việc chống lại hành động đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không được quản lý (IUU).

Việt Nam được khen ngợi về nỗ lực chống đánh bắt cá bất hợp pháp
Ngành Thủy sản với mục tiêu xoay trục

Trong vòng 2 năm qua, bài học từ chiếc thẻ vàng IUU đã tác động nhiều tới ngành Thủy sản nước nhà. Việc hàng loạt các doanh nghiệp đăng ký khai thác đánh bắt có trách nhiệm hay ngư dân không còn sử dụng những chiếc tàu giã cào để khai thác một cách tận diệt nguồn hải sản như trước đây… là những chuyển biến rõ nét.

Ngành Thủy sản với mục tiêu xoay trục
Cơ hội và thách thức cho ngành thủy sản

Thông tin hàng ngàn tấn cá bị tồn đọng trong kho cấp đông các cơ sở thu mua hải sản ở Thuận An (Phú Vang) được đăng tải trên Báo Thừa Thiên Huế gợi nhiều trăn trở về tính bền vững của ngành khai thác, chế biến thủy sản của Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung.

Cơ hội và thách thức cho ngành thủy sản
Ngành thủy sản dồn sức cho 3 ‘mũi nhọn’ chiến lược

Tôm sú, tôm thẻ chân trắng và cá tra sẽ là ba đối tượng thủy sản nuôi chủ lực của Việt Nam. Trong năm 2018, lượng xuất khẩu của ba mặt hàng này cũng chiếm tới 2/3 tổng lượng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.

Ngành thủy sản dồn sức cho 3 ‘mũi nhọn’ chiến lược

TIN MỚI

Return to top