Thế giới

Nghị viện châu Âu thông qua luật cấm nhập khẩu hàng hóa liên quan đến phá rừng

ClockThứ Năm, 20/04/2023 15:35
TTH.VN - Nghị viện châu Âu (EP) vừa thông qua một đạo luật chống phá rừng mang tính bước ngoặt, nhằm cấm việc nhập khẩu cà phê, thịt bò, đậu nành và các mặt hàng khác vào Liên minh châu Âu (EU), nếu những mặt hàng này có liên quan đến hoạt động phá hủy các khu rừng trên thế giới.

Australia, Philippines hưởng ứng Giờ Trái Đất để cứu "mẹ thiên nhiên"Tỷ lệ rừng Amazon bị tàn phá tăng lên mức cao nhất trong 15 năm

leftcenterrightdel
 Một khoảng rừng Amazon tại tiểu bang Para, Brazil bị chặt phá nghiêm trọng. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Theo đó, đạo luật này sẽ yêu cầu các công ty bán hàng hóa vào EU phải đưa ra tuyên bố thẩm định và thông tin "có thể kiểm chứng" chứng minh hàng hóa của họ không được trồng trên đất bị phá rừng sau năm 2020, hoặc phải đối mặt với nguy cơ bị phạt nặng.

Những quy tắc này nhằm loại bỏ nạn phá rừng ra khỏi các chuỗi cung ứng của một loạt những mặt hàng hàng ngày được bán ra ở khu vực châu Âu. Các quy tắc sẽ được áp dụng đối với đậu nành, thịt bò, dầu cọ, gỗ, ca cao, cà phê, cao su, than củi, và những sản phẩm phái sinh bao gồm da thuộc, sô cô la và đồ nội thất.

Trong một nhận định liên quan, nhà đàm phán của Nghị viện châu Âu về đạo luật, ông Christophe Hansen cho hay: “Người tiêu dùng châu Âu giờ đây có thể yên tâm rằng, họ sẽ không còn vô tình đồng lõa với nạn phá rừng nữa”.

Đáng chú ý, nạn phá rừng chịu trách nhiệm cho khoảng 10% lượng khí thải nhà kính toàn cầu gây ra tình trạng biến đổi khí hậu.

LÊ THẢO (Lược dịch từ Reuters)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Quy cách đóng hàng cho khách Dụng cụ quán cafe cũ giao hàng miễn phíDấu hiệu cảnh báo sớm đột quỵ Địa chỉ Dichthuattot Hà NộiTìm hiểu made in prc là nước nào gửi điện thoại từ mỹ về việt nam

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thảo luận Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi):
Phân cấp, phân quyền tạo ra hiệu quả cao trong trùng tu di sản

Tại phiên thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật Di sản văn hoá (sửa đổi) chiều 23/10, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Nguyễn Thị Sửu đã dẫn chứng về công tác bảo tồn, trùng tu di sản Huế để góp ý cho dự thảo.

Phân cấp, phân quyền tạo ra hiệu quả cao trong trùng tu di sản
Return to top