Thế giới

Australia, Philippines hưởng ứng Giờ Trái Đất để cứu "mẹ thiên nhiên"

ClockChủ Nhật, 26/03/2023 09:47
Chiến dịch “tắt đèn” trong 1 giờ tại Australia nhằm ngăn chặn nạn chặt phá rừng vốn đang diễn ra nghiêm trọng, trong khi Philippines nhằm khẳng định cam kết giảm lượng khí thải carbon của nước này.

Giờ Trái đất khác thường năm 2020Hàng triệu thanh nhiên xuống đường vì tương lai của Trái đất

leftcenterrightdel
 Chiến dịch nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu bằng cách tắt đèn và các thiết bị điện trong 1 giờ. Nguồn: Rappler

Hưởng ứng chiến dịch "Giờ Trái Đất" năm 2023, Nhà hát Opera Sydney, Cầu Cảng Sydney, các tòa nhà cao tầng, các ngôi nhà ở Australia cùng với người dân khắp nơi trên thế giới sẽ chìm trong bóng tối từ 20h30 ngày 25/3 (giờ địa phương) để thể hiện sự ủng hộ đối với hành động chống biến đổi khí hậu, cũng như ngăn chặn nạn phá rừng vốn đang diễn ra nghiêm trọng ở nước này.

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, số liệu thống kê cho thấy cứ mỗi giờ đồng hồ, Australia mất trung bình hơn 7.000 cây xanh. Với con số rõ ràng trên, các nhà tổ chức hy vọng người dân Australia luôn ghi nhớ để hưởng ứng chiến dịch "Giờ Trái Đất" toàn cầu năm nay.

Chiến dịch “tắt đèn” trong một giờ tại Australia được kỳ vọng sẽ tôn vinh những đóng góp tích cực của người dân Australia nhằm ngăn chặn nạn chặt phá rừng vốn đang diễn ra nghiêm trọng.

Ông Dermot O'Gorman - Giám đốc điều hành Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) tại Australia - nhấn mạnh cây xanh cung cấp thức ăn và nơi trú ẩn ở quan trọng cho các loài động vật, giúp làm mát khu vực đô thị và loại bỏ khí carbon dioxide khỏi bầu khí quyển.

Theo ông Dermot O'Gorman, trung bình cứ mỗi giây trên toàn Australia lại có 2 cây bị chặt phá - tương đương 70 triệu cây mỗi năm, kèm theo đó là những hậu quả tàn khốc đối với môi trường.

Bà Kerri Major, người phát ngôn của WWF tại Australia, cho rằng “Giờ Trái Đất” là cơ hội để mọi người cùng suy ngẫm về những hành động cần thiết để giải quyết khủng hoảng môi trường.

Bà hy vọng việc nâng cao nhận thức về những lợi ích mà thiên nhiên mang lại cho cộng đồng cũng như sức khỏe thể chất và tinh thần của mọi người sẽ khuyến khích mỗi cá nhân tích cực tham gia bảo tồn cây xanh.

Các nhà hoạt động về môi trường cho rằng nhận thức của mọi người về tác động của biến đổi khí hậu vẫn còn hạn chế khi chưa có nhiều người chưa hiểu hết về mối đe dọa của tình trạng ấm lên toàn cầu và việc môi trường bị hủy hoại.

Người phát ngôn của WWF tại Australia nhấn mạnh điều quan trọng là cần tiếp tục lên tiếng về vấn đề môi trường để mỗi cá nhân đều cảm thấy “được trao quyền để tạo ra sự khác biệt.”

Bà Major cho rằng động lực hưởng ứng trên toàn thế giới vẫn tiếp tục tăng mặc dù "Giờ Trái Đất" không phải là sự kiện mới.

Đây là chiến dịch quốc tế thường niên do WWF khởi xướng và được tổ chức lần đầu tiên tại Australia vào năm 2006 với số người tham gia chỉ có 2 triệu người. Theo bà Major, có hàng triệu người dân trên 190 quốc gia tham gia hưởng ứng chiến dịch “Giờ Trái Đất” năm nay.

Cùng ngày, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr cũng kêu gọi người dân tắt các thiết bị điện không cần thiết từ lúc 20h30 đến 21h30 tối ngày 25/3 nhằm thực hiện cam kết của nước này giảm lượng khí thải carbon và chống lại những tác động của biến đổi khí hậu.

Tổng thống Ferdinand Marcos nhấn mạnh Philippines hằng năm phải hứng chịu trung bình 20 cơn bão, khiến nước này trở thành một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu.

Khi nhiệt độ Trái Đất trở nên ấm hơn, với lượng khí thải carbon của thế giới đạt mức cao mới vào năm 2022, thế giới cần phải chuẩn bị cho tác động không thể đảo ngược của biến đổi khí hậu.

Tổng thống Marcos nhấn mạnh: “Chỉ mất 60 phút để làm điều tốt cho tương lai của chúng ta. 60 phút để thực hiện và cam kết cứu 'mẹ thiên nhiên' bằng hành động và sự đoàn kết. Vì cùng nhau, không gì là không thể. Hãy tắt đèn và cho mẹ thiên nhiên 60 phút để thở.”

Giờ Trái Đất là sự kiện toàn cầu do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) phát động từ năm 2007, khuyến khích các cá nhân hành động chống lại tình trạng nóng lên toàn cầu. Giờ Trái đất được đánh giá là "chiến dịch bảo vệ môi trường lớn nhất thế giới."

Chiến dịch Giờ Trái Đất năm 2023 với chủ đề “Thời khắc quan trọng cho Trái Đất” (The Biggest Hour for Earth). Thông điệp trên nhằm nhấn mạnh đây là thời điểm chúng ta cần thay đổi, thúc đẩy mạnh mẽ hơn để đảm bảo các mục tiêu toàn cầu về đa dạng sinh học.

Bên cạnh đó, chiến dịch cũng nhằm kêu gọi toàn thể cá nhân, cộng đồng cùng hành động để thích nghi và thay đổi tiến trình biến đổi khí hậu, hướng tới phục hồi thiên nhiên và đa dạng sinh học trong thập kỷ này, chống lại tình trạng suy giảm môi trường sống./.

Theo Vietnam+
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giờ Trái đất:
Tắt đèn, hành động vì khí hậu

Phong trào môi trường toàn cầu lớn nhất vừa được tổ chức vào ngày 23/3, khi Liên Hiệp Quốc (LHQ) kêu gọi mọi người trên khắp thế giới tắt đèn để ghi nhớ cuộc khủng hoảng hành tinh trong Giờ Trái đất, trong bối cảnh những người trẻ tìm kiếm cách làm mới để thúc đẩy hành động vì khí hậu.

Tắt đèn, hành động vì khí hậu
“Tắt đèn 1 giờ” và hơn thế nữa

Tối thứ Bảy tuần này từ 20 giờ 30 phút đến 21 giờ 30 phút (23/3) sẽ diễn ra hoạt động “Tắt đèn” để hưởng ứng sự kiện “Giờ Trái đất năm 2024”. Với sự kiện này, năm nay được Bộ Công thương phát động với thông điệp “Tiết kiệm điện - Thành thói quen” nhằm lan tỏa tinh thần chung tay tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường đến toàn thể cộng đồng.

“Tắt đèn 1 giờ” và hơn thế nữa
Thông điệp từ “Giờ trái đất”

Để tiếp tục đạt hiệu quả cao trong tiết kiệm điện và hưởng ứng chiến dịch “Giờ trái đất”, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC TTH) đã triển khai thực hiện nhiều nội dung thiết thực.

Thông điệp từ “Giờ trái đất”
Nhập cư cao kỷ lục, Australia bắt đầu thắt chặt thị thực với du học sinh

Australia sẽ bắt đầu thực thi các quy định chặt chẽ hơn về thị thực đối với sinh viên nước ngoài từ cuối tuần này, khi dữ liệu chính thức cho thấy lượng người di cư đến Australia đã đạt mức cao kỷ lục mới, điều này được cho là có thể làm trầm trọng thêm thị trường nhà cho thuê vốn đã căng thẳng của Australia.

Nhập cư cao kỷ lục, Australia bắt đầu thắt chặt thị thực với du học sinh
Return to top