Thế giới

Ngoại trưởng Mỹ: Đàm phán hạt nhân với Triều Tiên diễn ra quá chậm

ClockThứ Bảy, 02/11/2019 15:20
Ngày 1/11, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thừa nhận các cuộc đàm phán hạt nhân với Triều Tiên đang diễn ra quá chậm.

Bộ trưởng Tô Lâm: Việc xác minh danh tính 39 người chết tại Anh rất cấp báchHàn Quốc kêu gọi ASEAN hợp tác tốt hơn vì hòa bìnhBiến đổi khí hậu trở thành mối quan tâm cấp bách của toàn nhân loạiPhái viên Hàn-Mỹ-Nhật nhóm họp sau đổ vỡ đàm phán hạt nhân Triều TiênĐàm phán hạt nhân Mỹ- Triều tại Thụy Điển đã thất bạiTổng thống Donald Trump: Cuộc họp Mỹ-Triều đã bắt đầu tại Thụy ĐiểnMỹ, Triều Tiên sẽ tham gia đàm phán hạt nhân vào ngày 5/10

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Phát biểu trên đài phát thanh KQAM của bang Kansas, ông Pompeo cho rằng đàm phán diễn ra quá chậm chạp, đồng thời hy vọng có thể tiếp tục thúc đẩy quá trình này để có kết quả tốt trong vài tháng tới.

Ông cho biết Washington vẫn làm việc rất tích cực để thực thi những điều khoản đã được hai bên nhất trí tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần thứ nhất tại Singapore hồi tháng 6/2018 để nỗ lực phi hạt nhân hóa Triều Tiên.

Phát biểu trên được đưa ra trong bối cảnh Bình Nhưỡng hôm 31/10 phóng hai vật thể bay tầm ngắn.

Ông Pompeo cho rằng các vật thể được Triều Tiên phóng thử hôm 31/10 cùng loại với những tên lửa đã được quốc gia này phóng thử trước đó, đồng thời kêu gọi tăng cường nỗ lực cho đàm phán hạt nhân.

Các vụ thử tên lửa tầm ngắn của Triều Tiên được thực hiện trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un 3 lần với hy vọng có thể đạt được một thỏa thuận lịch sử nhằm chấm dứt chương trình hạt nhân của Triều Tiên nhưng cho tới nay hai bên chưa đạt được một cam kết vững chắc.

Triều Tiên đã chủ động rút khỏi các cuộc đàm phán hạt nhân cấp chuyên viên với Mỹ diễn ra hồi tháng trước tại Thụy Điển.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top