Thế giới

Người phụ nữ đầu tiên chữa khỏi HIV, sau khi được cấy ghép tế bào gốc

ClockThứ Năm, 17/02/2022 08:48
TTH - Một bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu ở Mỹ vừa trở thành người phụ nữ đầu tiên trên thế giới và cũng là bệnh nhân thứ ba cho đến nay đã được chữa khỏi HIV, sau khi được cấy ghép tế bào gốc từ một người hiến tặng có khả năng kháng lại virus gây bệnh AIDS một cách tự nhiên.

Người đàn ông thứ 2 trên thế giới được chữa khỏi HIV-AIDS

Sử dụng liệu pháp gene được xem là một cách khả thi để chữa HIV. Ảnh minh họa: Reuters/VTV.vn

Trường hợp của người phụ nữ 64 tuổi, là người lai này được đưa ra tại Hội nghị về Retrovirus và Nhiễm trùng Cơ hội ở Denver (Mỹ). Đây cũng là trường hợp đầu tiên được cấy tế bào gốc từ máu cuống rốn – một phương pháp mới để điều trị bệnh cho những người nhiễm HIV.

Sau khi nhận được máu cuống rốn để điều trị bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính – một bệnh ung thư bắt đầu từ các tế bào máu trong tủy xương – người phụ nữ này đã ghi nhận tình trạng bệnh thuyên giảm và không có virus trong 14 tháng mà không phải tiếp nhận các phương pháp điều trị HIV mạnh mẽ, được gọi là Điều trị kháng retrovirus.

Trước đó, hai trường hợp bệnh nhân là nam cũng đã chữa khỏi HIV sau khi được cấy tế bào gốc vào tủy xương.

Được biết, ca bệnh của người phụ nữ này là một phần của nghiên cứu lớn hơn do Tiến sĩ Yvonne Bryson thuộc Đại học California Los Angeles (UCLA) và Tiến sĩ Deborah Persaud thuộc Đại học John Hopkins ở Baltimore dẫn đầu.

Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu theo dõi 25 người nhiễm HIV được cấy ghép tế bào gốc từ máu cuống rốn để điều trị ung thư và các trường hợp nhiễm bệnh nghiêm trọng khác.

Các bệnh nhân trong cuộc thử nghiệm đầu tiên trải qua hóa trị để tiêu diệt các tế bào miễn dịch ung thư. Sau đó, các bác sĩ sẽ cấy ghép tế bào gốc từ những cá nhân có đột biến di truyền cụ thể, trong đó thiếu các thụ thể được virus sử dụng để lây nhiễm tế bào. Các nhà khoa học tin tưởng rằng, những người này về sau sẽ phát triển một hệ thống miễn dịch kháng lại HIV.

Sharon Lewin, Chủ tịch Hiệp hội AIDS Quốc tế cho biết trong một tuyên bố, rằng cấy ghép tủy xương không phải là một chiến lược khả thi để chữa khỏi cho hầu hết các bệnh nhân HIV. Tuy nhiên, báo cáo đã xác nhận rằng việc sử dụng liệu pháp gene có thể được xem là một cách khả thi để chữa khỏi.

Một yếu tố quan trọng được giới chuyên gia cho rằng góp phần vào sự thành công là việc cấy ghép các tế bào kháng HIV. Trước đây, các nhà khoa học tin rằng một tác dụng phụ của ghép tế bào gốc phổ biến được gọi là “bệnh ghép trên vật chủ”, trong đó hệ thống miễn dịch của người hiến tấn công hệ thống miễn dịch của người nhận, từ đó đóng vai trò trong việc chữa khỏi bệnh.

Hạnh Nhi (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,01%

Đây là mục tiêu được nêu ra tại hội nghị tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, phương hướng hoạt động năm 2025 do Sở Y tế tổ chức chiều 17/12. Tham dự có đại diện các đơn vị y tế, các cơ quan ban ngành.

Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,01
Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS:
Số ca nhiễm và tử vong do HIV giảm đáng kể

Số ca nhiễm mới và tử vong do HIV đã và đang ghi nhận sự giảm đi đáng kể trên toàn thế giới, đánh dấu bước tiến đáng kể trong cuộc chiến chống lại căn bệnh này.

Số ca nhiễm và tử vong do HIV giảm đáng kể
Return to top