Thế giới

Nguồn tài trợ công nghệ của ASEAN giảm 35% trong năm 2023

ClockThứ Sáu, 01/03/2024 07:39
TTH.VN - Đầu tư vào các công ty công nghệ tư nhân ở khu vực Đông Nam Á đã giảm 34,5% xuống còn 5,5 tỷ USD hồi năm ngoái bất chấp số lượng giao dịch tăng lên, trong bối cảnh các nhà đầu tư mạo hiểm chuyển hướng nguồn vốn sang những công ty trẻ hơn.

5 xu hướng đầu tư công nghệ hàng đầu trong năm 2024Sa thải lao động năm 2023 sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến tinh thần của nhân viên trong năm 2024

 Đầu tư vào các công ty công nghệ tư nhân Đông Nam Á đã được ghi nhận ở mức 5,5 tỷ USD trong năm 2023. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Tạp chí The Business Times ngày 29/2 trích dẫn một báo cáo của Quỹ đầu tư January Capital (Singapore) cho hay, số lượng giao dịch đã tăng từ 760 giao dịch vào năm 2022 lên 855 giao dịch trong năm 2023.

Các khoản đầu tư ở giai đoạn đầu, nơi những công ty mới thành lập hoặc chỉ mới hoạt động được vài năm đang thu hút được sự chú ý. Các cam kết đầu tư nhỏ hơn và giai đoạn ươm mầm dài hơn giúp đa dạng hóa rủi ro trong một nền kinh tế không chắc chắn.

Chẳng hạn như, quy mô giao dịch trung bình ở giai đoạn hạt giống hồi năm ngoái được ghi nhận ở mức 2,1 triệu USD, so với 23,5 triệu USD ở vòng series B, khi các công ty khởi nghiệp tìm kiếm sự tham gia của các quỹ đầu tư mạo hiểm, phân tích của Quỹ đầu tư January Capital cho thấy.

Đáng chú ý, hoạt động giao dịch công nghệ đã đạt đỉnh vào năm 2021, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, khi nguồn tài trợ được thúc đẩy lên 14,5 tỷ USD cho 868 giao dịch.

Cũng trong năm 2021, báo cáo nói trên đã ghi nhận số lượng khổng lồ các vòng tài trợ quy mô lớn, khi ít nhất 100 triệu USD được huy động trong mỗi vòng. Tổng cộng, hơn 11 tỷ USD đã được chuyển đến các công ty thuộc Series B trở lên; tuy nhiên, trong năm 2023, con số này giảm xuống còn 3,3 tỷ USD.

Nguồn tài trợ cho các công ty thuộc Series B đã giảm từ hơn 2 tỷ USD vào năm 2022 xuống còn hơn 1 tỷ USD trong năm 2023. Báo cáo cho biết thêm: “Lượng vốn đầu tư vào các công ty Series B/C tiếp tục giảm khá đáng kể”.

Trong khi đó, thương mại điện tử, công nghệ tài chính (fintech) và phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS) đã tiếp tục là những lĩnh vực đóng góp lớn nhất vào số lượng giao dịch và tài trợ cho công nghệ khu vực Đông Nam Á.

Tuy nhiên, tỷ lệ vốn đổ vào thương mại điện tử đã giảm từ 54% trong năm 2019 xuống còn 10% vào năm 2023, trong bối cảnh hệ sinh thái khởi nghiệp trong khu vực trưởng thành và các doanh nghiệp khác xuất hiện.

Tỷ lệ tài trợ cho công nghệ tài chính đã tăng đều đặn, từ 15% vào năm 2019 lên 31% vào năm 2023. Trong đó, January Capital ghi nhận sự gia tăng nhanh chóng về số lượng các công ty khởi nghiệp bền vững, với các công ty như Blue Planet Environmental Solutions và Cosmos Innovation nhận được tài trợ.

“Trong khi hầu hết các lĩnh vực đều nhận thấy số lượng giao dịch tăng lên trong năm 2023, thì những lĩnh vực như phần mềm dưới dạng dịch vụ, chăm sóc sức khỏe và thương mại điện tử đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể nhất. Điều này có thể được thúc đẩy bởi việc các nhà đầu tư tập trung vốn đầu tư vào nhiều mô hình kinh doanh đã được chứng minh hơn”, báo cáo của Quỹ đầu tư January Capital nhận định.

LÊ THẢO (Lược dịch từ The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển khai 932 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt chất lượng cao

Sáng 21/12, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế (ĐHH) tổ chức hội thảo tổng kết khoa học và công nghệ (KHCN) giai đoạn 2019-2024 và xây dựng chiến lược phát triển nhiệm kỳ 2025-2030. Đến dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành liên quan và các nhà khoa học, lãnh đạo Trường đại học Y - Dược, ĐHH.

Triển khai 932 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt chất lượng cao
Đột phá công nghệ mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) ngày 13/12 công bố báo cáo “Tương lai của năng lượng địa nhiệt” cho hay, trong bối cảnh nhu cầu điện toàn cầu dự kiến tăng mạnh, các công nghệ mới đang mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt để cung cấp năng lượng sạch 24/7 tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Đột phá công nghệ mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt
Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi

Tập đoàn tài chính đa quốc gia HSBC và Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) của Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ cùng nhau cung cấp vốn cho các giao dịch thương mại, với giá trị lên tới 1 tỷ USD. Động thái này nhằm giúp lấp đầy khoảng trống về tài trợ cho thương mại tại các thị trường mới nổi.

Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi
ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông

Theo một bài phân tích trên trang CNA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại trong khu vực thông qua việc xây dựng mạng lưới giao thông và hậu cần tốt hơn. Điều này cũng sẽ cho phép các quốc gia thành viên tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro địa chính trị và kinh tế đang ngày càng gia tăng.

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Return to top