Thế giới

Nhật Bản: Chi phí sản xuất điện mặt trời sẽ rẻ hơn điện hạt nhân vào năm 2030

ClockThứ Ba, 13/07/2021 16:21
TTH.VN - Một ước tính của Chính phủ Nhật Bản lần đầu tiên cho thấy, điện Mặt trời sẽ vượt qua điện hạt nhân để trở thành nguồn năng lượng rẻ nhất đối với quốc gia này vào năm 2030, do chi phí về những biện pháp an toàn gia tăng ở các nhà máy điện hạt nhân sau thảm họa hạt nhân Fukushima năm 2011.

Việt Nam - “con hổ mới” của ASEAN về năng lượng tái tạoEU: Năng lượng tái tạo vượt nhiên liệu hóa thạch trong cơ cấu điện năng

Những tấm pin năng lượng mặt trời tại một nhà máy điện ở thành phố Kyoto, Nhật Bản. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Tại một cuộc họp của hội đồng chuyên gia, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản ước tính, chi phí để sản xuất điện hạt nhân sẽ tăng khoảng 10% so với ước tính trước đó vào năm 2015, trong khi chi phí để sản xuất điện mặt trời sẽ giảm, trong bối cảnh nguồn năng lượng này trở nên phổ biến hơn nhờ các nỗ lực khử cacbon.

Cơ quan này thường nhấn mạnh chi phí phát điện thấp là một lợi thế của điện hạt nhân; song, Chính phủ Nhật Bản đang đặt mục tiêu biến năng lượng tái tạo trở thành nguồn năng lượng chính của đất nước, như một phần trong kế hoạch để đạt được mức độ trung hòa carbon vào năm 2050, một mục tiêu sẽ được phản ánh trong kế hoạch năng lượng cơ bản dự kiến được sửa đổi trong mùa hè này.

Theo đó, chi phí ước tính để sản xuất điện hạt nhân, ở mức ít nhất là 10,3 yen/kilowatt vào năm 2015, hiện đã tăng hơn 1 yen lên ít nhất là 11,5 yen/kilowatt, do việc thực hiện các biện pháp được yêu cầu theo những quy tắc an toàn hạt nhân mới của đất nước.

Ngược lại, chi phí sản xuất điện mặt trời cho mục đích thương mại được dự kiến ​​sẽ giảm từ khoảng 12,7-15,6 yen/kilowatt như ước tính trong năm 2015, xuống khoảng 8-11,5 yen/kilowatt. Trong khi đó, chi phí sản xuất điện mặt trời dân dụng được dự kiến ​​sẽ giảm từ 12,5-16,4 yen/kilowatt xuống khoảng 9,5-14,5 yen/kilowatt, khi giá của các tấm pin năng lượng mặt trời và thiết bị liên quan giảm, trong bối cảnh việc áp dụng tăng lên.

Bên cạnh đó, các ước tính tối thiểu cho cả điện gió trên bờ và sản xuất điện từ LNG cũng thấp hơn so với điện hạt nhân. Chi phí sản xuất điện gió trên bờ được dự kiến​​ ít nhất 9,5 yen/kilowatt, giảm so với ước tính trước đó là 13,6 yen/kilowatt; trong khi chi phí từ các nhà máy nhiệt điện khí được dự kiến ​​sẽ giảm từ 13,4 yen/kilowatt xuống còn 10,5 yen/kilowatt.

Ngoài ra, nhiệt điện than được ước tính sẽ tăng từ mức 12,9 yen/kilowatt lên khoảng 13,5-22,5 yen/kilowatt, do chi phí của các biện pháp nhằm hạn chế phát thải CO2 tăng lên.

Được biết, các ước tính này dựa trên giả định rằng, các cơ sở sản xuất điện sẽ được xây dựng và vận hành trên những khu đất trống, và không bao gồm chi phí mua khu đất đó. Theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, các số liệu có thể thay đổi tùy thuộc vào lượng năng lượng tái tạo được đưa ra trong tương lai, giá nhiên liệu, cũng như tỷ lệ sử dụng cơ sở.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Kyodo News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục

Nhật Bản đã ghi nhận mức thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục 15,82 nghìn tỷ yen (tương đương 103 tỷ USD) trong nửa đầu năm tài chính 2024, được thúc đẩy bởi lợi nhuận gia tăng từ các khoản đầu tư nước ngoài trong bối cảnh đồng yen yếu đi.

Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục
Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

Với tổng số vốn đăng ký 248 triệu USD, chiếm 15% về số lượng và 5,4% về vốn đầu tư nước ngoài (FDI) toàn tỉnh, doanh nghiệp (DN) Nhật Bản đang là đối tác quan trọng trong việc kêu gọi đầu tư FDI vào Thừa Thiên Huế.

Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản
Return to top