Thế giới

EU: Năng lượng tái tạo vượt nhiên liệu hóa thạch trong cơ cấu điện năng

ClockThứ Hai, 25/01/2021 15:05
TTH.VN - Một báo cáo mới được công bố ngày hôm nay (25/1) cho thấy, năng lượng tái tạo đã vượt qua nhiên liệu hóa thạch để trở thành nguồn điện chính của Liên minh châu Âu (EU) lần đầu tiên vào năm 2020, khi các dự án mới hoạt động trực tuyến và sản lượng điện than thu hẹp.

Thái Lan: Xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu không carbonHãng Toshiba sẽ chấm dứt xây mới các nhà máy điện thanCần đạt mức phát thải bằng 0 trong 25 năm để đạt mục tiêu cân bằng năng lượng

Các nguồn năng lượng tái tạo như gió và mặt trời tạo ra 38% điện năng của Liên minh châu Âu trong năm 2020. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Theo báo cáo do các tổ chức nghiên cứu Ember và Agora Energiewende thực hiện, các nguồn năng lượng tái tạo như gió và mặt trời đã tạo ra 38% điện năng của khối 27 quốc gia thành viên trong năm 2020, trong khi nhiên liệu hóa thạch như than và khí đốt đóng góp 37%.

Đáng chú ý, Đan Mạch đạt tỷ trọng điện gió và điện mặt trời cao nhất, đóng góp 61% nhu cầu điện của quốc gia này vào năm 2020. Ireland đạt 35% và Đức đạt 33%. Các quốc gia có tỷ trọng năng lượng tái tạo thấp nhất, ở mức dưới 5%, là Slovakia và Cộng hòa Séc.

Cũng theo báo cáo nói trên, các biện pháp hạn chế đối với gia đình và cơ sở kinh doanh nhằm kiểm soát sự lây lan của đại dịch COVID-19 đã khiến nhu cầu điện tổng thể ở EU giảm 4% vào năm ngoái, nhưng tác động này đã được các nhà sản xuất nhiên liệu hóa thạch cảm nhận rõ hơn.

Cụ thể, sản lượng điện từ than giảm 20% vào năm 2020, và giảm 1/2 kể từ năm 2015. “Sản lượng điện than đã giảm ở hầu hết mọi quốc gia, tiếp tục sự sụt giảm của điện than, vốn đã diễn ra trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát", báo cáo của Ember và Agora Energiewende nói thêm.

Bên cạnh đó, nhiều quốc gia châu Âu cũng đang loại bỏ dần các nhà máy điện than gây ô nhiễm, nhằm đáp ứng mục tiêu giảm phát thải. Tuy nhiên, giá điện thấp trong bối cảnh ngừng hoạt động do đại dịch cũng khiến một số nhà máy điện than hoạt động không có lãi, so với các nhà máy điện tái tạo rẻ hơn.

Ông Dave Jones, nhà phân tích cao cấp về điện của Ember cho biết: "Năng lượng tái tạo sẽ tiếp tục tăng, bởi vì chúng tôi đang tiếp tục lắp đặt ngày càng nhiều hơn".

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Việc làm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tăng cao kỷ lục

Một báo cáo chung về năng lượng tái tạo và việc làm năm 2024 vừa được Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA) và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) công bố cho thấy, số lượng việc làm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo đã chứng kiến mức tăng lớn nhất từ trước đến nay trong năm 2023, tăng lên 16,2 triệu việc làm từ mức 13,7 triệu của năm 2022. Mức tăng 18% này phản ánh sự tăng trưởng mạnh mẽ của lĩnh vực năng lượng tái tạo, bao gồm cả sự gia tăng về công suất phát điện và các hoạt động sản xuất thiết bị.

Việc làm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tăng cao kỷ lục
“Mở cửa” cho năng lượng tái tạo phát triển

Ngày 3/7/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80/2024/NĐ-CP về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo (NLTT) với khách hàng sử dụng điện lớn (Nghị định 80). Nghị định này sẽ tháo gỡ điểm “nghẽn” lớn trong việc đầu tư, sử dụng điện mặt trời (ĐMT), điện gió, điện sinh khối…; đồng thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất để sử dụng, bán NLTT. Ngoài ra, đáp ứng các yêu cầu về sản xuất xanh, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu.

“Mở cửa” cho năng lượng tái tạo phát triển
Return to top