Thế giới

Nhật Bản đặt cược vào các giống lúa chịu nhiệt nhằm ứng phó với thời tiết khắc nghiệt

ClockThứ Sáu, 30/08/2024 11:31
TTH - Vật lộn với tình trạng thiếu gạo sau khi thời tiết khắc nghiệt tàn phá mùa màng năm ngoái, Nhật Bản đang hy vọng các giống lúa chịu nhiệt mới sẽ có thể giúp ngăn chặn các cú sốc về nguồn cung trong tương lai.

Nhật Bản sẽ cung cấp các dự án carbon thấp cho ASEANMỹ - Nhật - Hàn ký kết văn bản chính thức hóa hợp tác an ninh ba bênNhật Bản đẩy nhanh thủ tục nhập cảnh khi làn sóng du lịch bùng nổ

Nhật Bản kỳ vọng các giống lúa chịu nhiệt mới sẽ có thể giúp ngăn chặn các cú sốc về nguồn cung trong tương lai. Ảnh: iStock. 

Theo số liệu chính thức, nhiệt độ cao và điều kiện khô hạn trong mùa hè năm 2023 đã khiến năng suất lúa ở các vùng trồng chính của  nước này sụt giảm và gây ảnh hưởng đến chất lượng gạo, góp phần khiến lượng gạo tồn kho tụt xuống mức thấp nhất trong 25 năm.

Với nhu cầu tăng cao - một phần do đón lượng khách du lịch kỷ lục - các siêu thị trên khắp Nhật Bản đã phải vật lộn để duy trì nguồn gạo dự trữ trong vài tháng gần đây. Thậm chí, một số siêu thị đã áp dụng hạn ngạch về số lượng gạo mà khách hàng có thể mua được.

Trong bối cảnh đó, chính quyền địa phương ở Saitama - một trong những vùng nóng nhất Nhật Bản, hy vọng khoa học có thể giúp ngăn chặn tình trạng thiếu hụt gạo trong tương lai và đang thúc đẩy một trong số nhiều dự án phát triển loại gạo có khả năng chống chịu tốt hơn.

Ông Yoshitaka Funakawa, một nông dân đang tham gia thử nghiệm giống lúa chịu nhiệt mới có tên "emihokoro" cho rằng, thời tiết sẽ tiếp tục nóng hơn, khiến ông cảm thấy nếu không có các giống lúa chịu được nhiệt độ cao thì việc trồng lúa sẽ rất khó khăn.

Năm nay, Nhật Bản đã trải qua tháng 7 nóng nhất trong lịch sử. Nhiệt độ cao làm gián đoạn quá trình tích tụ tinh bột bên trong hạt gạo, khiến chúng trở nên đục hơn, lốm đốm các đốm trắng và ít được ưa chuộng hơn, ảnh hưởng đến giá trị thị trường của cây trồng.

Tại Trung tâm Nghiên cứu công nghệ nông nghiệp Saitama, các nhà nghiên cứu đã lấy hạt giống từ khắp Nhật Bản, canh tác và thụ phấn chéo trong nỗ lực tạo ra các giống lúa có khả năng chống chịu tốt hơn (ví dụ như emihokoro).

Là niềm tự hào của Nhật Bản, gạo được xem là loại ngũ cốc cao cấp làm nguyên liệu cho các món ăn đặc trưng như sushi, đồng thời cũng là thực phẩm được tiêu thụ rộng rãi. Theo đó, năng suất lúa thấp của năm ngoái là một trong những yếu tố khiến giá gạo tăng mạnh.

Dữ liệu lạm phát tháng 7 được công bố vào tuần trước cho thấy, gạo (không bao gồm thương hiệu cao cấp nổi tiếng “koshihikari”) đã chứng kiến mức tăng giá cao nhất trong hơn 20 năm qua.

Theo Công ty Nghiên cứu BMI, mặc dù tình trạng thiếu hụt hiện tại có thể được cải thiện khi có vụ mùa mới vào đầu tháng 9, nhưng nguồn cung hạn hẹp dự kiến sẽ vẫn tiếp diễn trong năm 2025, do thời tiết nắng nóng gây rủi ro cho các vụ thu hoạch sắp tới.

Trong khi đó, chính phủ ngày càng lo ngại rằng biến đổi khí hậu sẽ đe dọa đến vụ mùa quan trọng nhất của cả nước trong thời gian dài hơn nếu không có hành động nào được thực hiện.

Một báo cáo của Bộ Nông nghiệp Nhật Bản công bố hồi tháng 7, dự báo đến năm 2100, năng suất lúa ở nước này ước tính sẽ giảm khoảng 20% so với thế kỷ trước. Do đó, việc chuyển sang các giống lúa chịu nhiệt cao là biện pháp quan trọng nhất để giải quyết tác động của biến đổi khí hậu đối với cây lúa và tình trạng thiếu hụt có thể xảy ra trong tương lai, Bộ Nông nghiệp nước này khẳng định.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gom góp yêu thương, gửi về quê hương

Dù ở xa nhưng trái tim kiều bào luôn hướng về Tổ quốc, nhất là khi đồng bào mình đang chịu nhiều mất mát đau thương vì bão lũ. Mỗi người một tay, họ đã nỗ lực quyên góp kinh phí, huy động thuốc men cùng nhu yếu phẩm hướng về miền Bắc thân yêu…

Gom góp yêu thương, gửi về quê hương
Nhật Bản: Thương mại hóa tác phẩm nghệ thuật của những nhà sáng tạo khuyết tật

Từ những chiếc áo sơ mi có hình ảnh minh họa sáng tạo về động vật cho đến những chiếc tất “tabi” truyền thống có họa tiết chấm bi, ReArt, một hiệp hội hợp tác phi lợi nhuận có trụ sở tại thành phố Kawagoe, tỉnh Saitama, Nhật Bản đang giúp thương mại hóa tác phẩm của các nghệ sĩ khuyết tật.

Nhật Bản Thương mại hóa tác phẩm nghệ thuật của những nhà sáng tạo khuyết tật
Nhật Bản sẽ cung cấp các dự án carbon thấp cho ASEAN

Trong một nỗ lực nhằm thúc đẩy các nỗ lực phi carbon hóa trong khu vực, Nhật Bản dự kiến sẽ cung cấp các dự án carbon thấp cho những quốc gia đối tác tại Hội nghị Bộ trưởng Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á (AZEC), diễn ra từ ngày 20 - 21/8.

Nhật Bản sẽ cung cấp các dự án carbon thấp cho ASEAN
Return to top