Thế giới

Nhật Bản hợp tác với các quốc gia ASEAN để phát triển công nghiệp máy bay

ClockThứ Hai, 06/01/2020 14:50
TTH.VN - Chính phủ Nhật Bản đang có kế hoạch làm việc với các quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để thúc đẩy sự phát triển của ngành hàng không.

Nhật Bản tài trợ 3 tỷ USD để ASEAN phát triển khu vựcNhật Bản cử chuyên gia đến hỗ trợ ASEAN để tăng cường thương mại và hợp tác

Nhu cầu ngành hàng không châu Á được dự báo sẽ gia ​tăng. Ảnh minh hoạ: AFP/ TTXVN

Bước đầu tiên, Nhật Bản sẽ xây dựng một khuôn khổ hợp tác với Chính phủ Malaysia, nơi xem ngành công nghiệp máy bay là một ngành công nghiệp chiến lược.

Mặc dù Tokyo đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác và các thỏa thuận khác với các chính phủ và công ty của Hoa Kỳ và châu Âu, đây sẽ là lần đầu tiên Nhật Bản bước vào một thỏa thuận như vậy với một quốc gia ở khu vực châu Á.

Thông qua những động thái này, Chính phủ Nhật Bản hy vọng sẽ đẩy nhanh các dự án hợp tác của khu vực tư nhân trong thị trường ASEAN đang phát triển.

Bộ Công nghiệp Nhật Bản và Bộ Công nghiệp và Thương mại Quốc tế Malaysia sẽ tổ chức một cuộc họp vào giữa tháng 2 tới, bên lề Triển lãm Singapore Airshow 2020, một trong những triển lãm hàng không và quốc phòng lớn nhất thế giới. Trong đó, hai bên dự kiến ​​sẽ nhất trí về việc thiết lập một khuôn khổ hợp tác song phương.

Trong khuôn khổ này, Nhật Bản và Malaysia sẽ tăng cường hợp tác trong quá trình sản xuất của các nhà sản xuất phụ tùng máy bay của hai quốc gia. Nhật Bản cũng sẽ hỗ trợ quốc gia Đông Nam Á này phát triển nguồn nhân lực, bao gồm gửi các chuyên gia và tiếp nhận thực tập sinh.

Trong một động thái liên quan, Malaysia tuyên bố đặt mục tiêu trở thành quốc gia hàng không vũ trụ lớn nhất Đông Nam Á vào năm 2030.

Các nhà sản xuất phụ tùng máy bay Nhật Bản như Wada Aircraft Technology Co. và Imai Aero-Equipment Mfg Co. cũng đã mở rộng hoạt động kinh doanh của họ vào Malaysia.

Trước đó trong năm 2018, tổng doanh thu của ngành công nghiệp máy bay của Nhật Bản đã đạt khoảng 1,8 nghìn tỷ yen. Với việc Chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu tăng doanh số lên khoảng 3 nghìn tỷ yen vào năm 2030, một quan chức thuộc Bộ Công nghiệp của quốc gia này bày tỏ kỳ vọng rằng, mối quan hệ đối tác đang được tăng cường với Malaysia sẽ mang đến khả năng tăng thu nhập cho các công ty Nhật Bản.

Trong bối cảnh ngành hàng không được dự báo ​​sẽ chứng kiến sự gia tăng về nhu cầu ở khu vực châu Á, các nhà sản xuất lớn của Mỹ và châu Âu đang gấp rút xây dựng một mạng lưới cung ứng phụ tùng tại các quốc gia ASEAN.

Thanh Ngân (Lược dịch từ The Japan Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Túi khí chèn container điện máy chính hãng tại trung tâm mua sắm ưu đãi đến 50% quạt trần công nghiệp big fans

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục

Nhật Bản đã ghi nhận mức thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục 15,82 nghìn tỷ yen (tương đương 103 tỷ USD) trong nửa đầu năm tài chính 2024, được thúc đẩy bởi lợi nhuận gia tăng từ các khoản đầu tư nước ngoài trong bối cảnh đồng yen yếu đi.

Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục
PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Return to top