Thế giới

Nhiều công ty lớn kỳ vọng vào bước đột phá trong tái chế nhựa

ClockThứ Ba, 09/04/2024 12:34
TTH - Đến năm 2025, tập đoàn thực phẩm và đồ uống lớn nhất toàn cầu Nestle cam kết sẽ không sử dụng bất kỳ loại nhựa nào không thể tái chế trong các sản phẩm của hãng. Cùng năm đó, hãng mỹ phẩm hàng đầu thế giới L'Oreal cho biết tất cả bao bì của họ sẽ “có thể tái sử dụng, tái chế hoặc có thể phân hủy”.

Chỉ tái chế nhựa là chưa đủAustralia tìm ra cách tái chế nhựa thành dầu nhiên liệu giá thành rẻ

Rác thải nhựa đang là vấn đề đáng lo ngại trên toàn cầu. Ảnh: CAND 

Và đến năm 2030, tập đoàn hàng tiêu dùng đa quốc gia Procter & Gamble (P&G) cam kết sẽ giảm 1/2 lượng nhựa sử dụng nhựa nguyên sinh được sản xuất từ dầu mỏ.

Để đạt được điều đó, các tập đoàn này và nhiều công ty khác đang thúc đẩy một thế hệ nhà máy tái chế mới, được gọi là tái chế “tiên tiến” hoặc tái chế “hóa học”, hứa hẹn sẽ tái chế nhiều sản phẩm hơn mức có thể tái chế hiện nay.

Mặc dù công nghệ tái chế tiên tiến đang đối mặt một số khó khăn trong việc triển khai thực tế, nhưng những công nghệ mới – được mệnh danh là “các công nghệ tái chế đột phá”, đang được ngành nhựa ca ngợi là giải pháp cho vấn đề rác thải nhựa đang bùng nổ trên toàn cầu.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Business Times & NYT)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đột phá trong giai đoạn mới

Tháng 12/2020, UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Phát triển thể thao thành tích cao giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”. Và với nhiều chính sách, đãi ngộ, đầu tư… được nâng lên, tin tưởng trong giai đoạn 2025 - 2030, thể thao Huế sẽ có bước đột phá như kỳ vọng.

Đột phá trong giai đoạn mới
Đột phá công nghệ mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) ngày 13/12 công bố báo cáo “Tương lai của năng lượng địa nhiệt” cho hay, trong bối cảnh nhu cầu điện toàn cầu dự kiến tăng mạnh, các công nghệ mới đang mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt để cung cấp năng lượng sạch 24/7 tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Đột phá công nghệ mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt
Kỳ vọng đường sắt tốc độ cao

Dự án (DA) Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vừa được Quốc hội thông qua nghị quyết chủ trương đầu tư. Theo phương án đề xuất trình Quốc hội, DA Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có chiều dài toàn tuyến khoảng 1.541km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP. Hồ Chí Minh) đi qua địa phận 20 tỉnh, thành, trong đó có Huế. DA được thiết kế có tốc độ 350km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa…

Kỳ vọng đường sắt tốc độ cao
Thể thao thành tích cao cần thêm điều kiện để đột phá

Ngày 15/10, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó nhấn mạnh mục tiêu thể thao Việt Nam đạt vị trí tốp ba Đông Nam Á, tốp 20 châu Á, có huy chương tại Olympic và Paralympic. Theo các chuyên gia, hầu hết các mục tiêu đề ra phù hợp với thực lực của thể thao nước ta, nhưng cần sớm có điều chỉnh, tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, nhất là về kinh phí trong việc huy động nguồn lực đầu tư.

Thể thao thành tích cao cần thêm điều kiện để đột phá
Return to top