Thế giới
Giám đốc Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP):

Chỉ tái chế nhựa là chưa đủ

ClockThứ Bảy, 23/09/2023 16:31
TTH.VN - Hãng Thông tấn AFP ngày hôm nay (23/9) dẫn lời bà Inger Andersen, Giám đốc Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) cảnh báo, với việc sản xuất nhựa đang gia tăng trên toàn thế giới và gây ra tình trạng ô nhiễm ngày càng lớn, nhân loại không thể chỉ tái chế nhựa để thoát khỏi tình trạng này; đồng thời kêu gọi việc tái cân nhắc một cách tổng thể về cách sử dụng nhựa.

Mỗi năm, lượng nhựa thải ra đại dương ít hơn, nhưng lại tồn tại lâu hơnIndonesia lên kế hoạch cấm sử dụng nhựa một lần vào cuối năm 2029

 Rác thải nhựa tại một cơ sở tái chế ở Pakistan. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Nhận định của bà Inger Andersen được đưa ra trong một cuộc phỏng vấn bên lề Khóa họp lần thứ 78 của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) ở New York, Mỹ; 2 tuần sau khi bản dự thảo đầu tiên của một hiệp ước quốc tế tương lai về ô nhiễm nhựa được công bố. Được biết, hiệp ước quốc tế này dự kiến sẽ được hoàn tất vào cuối năm 2024.

Đáng chú ý, sản lượng nhựa hàng năm đã tăng hơn gấp đôi trong 20 năm qua, chạm ngưỡng 460 triệu tấn; con số này có thể tăng gấp ba vào năm 2060 nếu không có gì thay đổi. Trong khi đó, chỉ có 9% trong số này được tái chế.

Chất thải nhựa với đủ các kích cỡ ngày nay được tìm thấy ở đáy đại dương, trong dạ dày của chim và trên các đỉnh núi, trong khi hạt vi nhựa được phát hiện trong máu, sữa mẹ và nhau thai.

Sức khỏe của các đại dương đóng vai trò rất quan trọng cho tương lai của nhân loại. Hiệp ước tương lai về ô nhiễm nhựa sẽ bổ sung cho những nỗ lực toàn cầu nhằm bảo vệ các đại dương, bao gồm cả hiệp ước mới mang tính lịch sử để bảo vệ biển cả vừa được khoảng 70 quốc gia ký kết trong tuần này.

LÊ THẢO (Lược dịch từ AFP)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Liên Hiệp Quốc: Trái đất có thể nóng lên tới 2,9°C vào cuối thế kỷ này

Hôm qua (20/11), Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) công bố báo cáo Khoảng cách phát thải hàng năm, trong đó cảnh báo rằng các cam kết cắt giảm khí thải nhà kính của các quốc gia hiện tại đang khiến Trái đất rơi vào tình trạng nóng lên vượt xa các giới hạn chủ chốt, với nguy cơ nhiệt độ có thể tăng lên tới mức thảm khốc 2,9 độ C trong thế kỷ này. Từ đó, báo cáo cũng kêu gọi các quốc gia G20 tăng cường cắt giảm khí thải.

Liên Hiệp Quốc Trái đất có thể nóng lên tới 2,9°C vào cuối thế kỷ này
Học sinh 14 trường tiểu học tham gia Ngày hội tái chế

Ngày 5/11, tại Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh, Dự án Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam (được tài trợ bởi Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên, WWF-Việt Nam thông qua WWF-Nauy) và Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế (HEPCO) tổ chức sự kiện "Ngày hội Tái chế Huế 2023", lần thứ 2.

Học sinh 14 trường tiểu học tham gia Ngày hội tái chế
Khởi động dự án phân loại rác tại nguồn

Chiều 13/9, Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ công tác xã hội Hàm Long (Trung tâm HLC) - Liên hiệp các hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức hội nghị khởi động dự án (DA) xây dựng thí điểm mô hình phân loại rác tại nguồn (PLRTN) tại hai phường Hương Long và Thuỷ Biều, TP. Huế.

Khởi động dự án phân loại rác tại nguồn
Biến đồ jean cũ thành phụ kiện xinh

Thay vì vứt đi những món đồ jean cũ, nhiều bạn trẻ đã biến hóa chúng thành những phụ kiện hữu ích, nhằm hạn chế lượng rác thải thời trang ra môi trường.

Biến đồ jean cũ thành phụ kiện xinh
Return to top