Thế giới

Nhìn lại cuộc chiến chống dịch của Việt Nam dưới góc nhìn của các tổ chức quốc tế

ClockThứ Sáu, 25/12/2020 08:35
TTH - Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Bộ Y tế Việt Nam đã ban hành hướng dẫn chống dịch khi Trung Quốc phát hiện 27 ca nhiễm ở Vũ Hán.

Hợp tác đa phương là chìa khóa để vượt qua đại dịchHạn chế đi lại vì COVID-19 và mặt lợi cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

Nhiều nước ca ngợi mô hình chống dịch của Việt Nam. Ảnh minh họa: AP/Báo Nhân dân

Tính đến sáng ngày 9/4, Việt Nam đã ghi nhận 251 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 (đến nay là 1.421 trường hợp), với hơn 120 trường hợp đã bình phục (đến nay là 1.281 trường hợp). So với các thành viên khác trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) như Malaysia và Indonesia với hàng ngàn ca nhiễm và rất nhiều người tử vong, số ca bệnh ở Việt Nam có thể coi là tương đối thấp.

Vào ngày 23/1, Việt Nam công bố hai ca nhiễm COVID-19 đầu tiên là hai cha con người Vũ Hán (Trung Quốc) đến Hà Nội. Tuy nhiên, Việt Nam đã chuẩn bị sẵn sàng tư thế đối phó với dịch ngay từ sớm, trước khi các trường hợp nhiễm COVID-19 đầu tiên được xác nhận.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Bộ Y tế Việt Nam đã ban hành hướng dẫn chống dịch khi Trung Quốc phát hiện 27 ca nhiễm ở Vũ Hán. Các hướng dẫn bao gồm giám sát chặt chẽ khu vực biên giới và triển khai các bước ngăn chặn tối đa khả năng lây lan của virus SARS-CoV-2 gây ra dịch. Một cuộc họp để thảo luận về chiến lược chống lại COVID-19 ở Việt Nam cũng được tổ chức vào ngày 15/1 với sự tham gia của quan chức Bộ Y tế, WHO và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC). Hơn nữa, khi Trung Quốc báo cáo ca tử vong đầu tiên vào ngày 11/1 vì căn bệnh chết người này, Việt Nam đã kịp thời thắt chặt kiểm soát y tế tại các cửa ngõ biên giới và sân bay.

Quỹ châu Á – Thái Bình Dương (AFP) của Canada, tổ chức tập trung vào các mối quan hệ giữa Canada và châu Á gần đây đã phát hành một ấn phẩm liệt kê hai biện pháp đã được Việt Nam triển khai một cách thành công để chiến thắng trong cuộc chiến chống lại COVID-19.

Cụ thể, Việt Nam đã truy vết nguồn lây nhiễm nghiêm ngặt. Kiểm dịch hàng loạt vốn đã là chiến dịch được nhiều nước triển khai để đối phó với đại dịch. Tuy nhiên, Việt Nam đã chú trọng hơn trong việc cách ly các bệnh nhân đã nhiễm virus và truy tìm cách ly F1, F2...

Ngoài ra, Việt Nam cũng áp dụng việc giám sát chặt chẽ các ca nghi nhiễm. Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam (MIC) cũng giới thiệu một ứng dụng mang tên NCOVI, cho phép người dân khai báo tình trạng sức khỏe của mình hằng ngày.

Trong một nhận xét khác từ các tổ chức quốc tế, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cũng hoan nghênh Việt Nam đã có phản ứng nhanh chóng trong việc xử lý đại dịch. WEF lưu ý rằng với một đảng lãnh đạo duy nhất, cộng thêm quân đội quy mô và được tổ chức tốt, Việt Nam hoàn toàn có thể đưa ra những quyết định nhanh chóng và ban hành quy định kịp thời....

Có thể nói, bất chấp nguồn lực hạn chế của Việt Nam, dưới góc nhìn của các tổ chức, quốc gia ASEAN này đã và đang triển khai các biện pháp một cách chủ động. Dựa trên một nghiên cứu được Tổ chức Dalia Research thực hiện, nhiều người Việt Nam tự tin rằng chính phủ nước nhà đã xử lý dịch bệnh tương đối tốt. Ở một góc độ nào đó, các nước thành viên khác trong khối ASEAN và phần còn lại của thế giới hoàn toàn có thể học hỏi từ phản ứng nhanh chóng của Việt Nam với những bước đi trong trận chiến căng thẳng này.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội đàm Công an Sa la van và Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên Huế

Ngày 22/10, tại thị xã Sa La Van, tỉnh Sa La Van, nước CHDCND Lào, Đoàn đại biểu Ty Công an tỉnh Sa La Van - Lào và Đoàn đại biểu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế - Việt Nam phối hợp tổ chức Hội đàm thường niên năm 2024. Thiếu tướng Sỉ Sợt Sỏn Đa La, Giám đốc Ty Công an tỉnh Sa La Van và Đại tá Hoàng Minh Hùng, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế đồng chủ trì hội đàm.

Hội đàm Công an Sa la van và Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên Huế
Return to top