Thế giới

Hạn chế đi lại vì COVID-19 và mặt lợi cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

ClockThứ Hai, 10/08/2020 06:54
TTH - Theo nhận định của chuyên gia nghiên cứu thuộc Đại học Canterbury (New Zealand), việc hạn chế đi lại và phong tỏa đất nước để chống lại sự lây lan của đại dịch COVID-19 đã và đang tác động lên môi trường theo nhiều cách.

WMO: Giảm phát thải khí nhà kính trong dịch COVID-19 chỉ mang tính ngắn hạnChính sách phản ứng với đại dịch cần song hành với chính sách khí hậu

Duy trì điểm mạnh của những hạn chế đị lại sẽ giúp thế giới xanh hơn. Ảnh minh họa: Sài Gòn Giải Phóng Online

Giảm khí thải

Đầu tiên là giảm lượng khí thải của ngành công nghiệp hàng không và nhiều loại khí thải liên quan khác.

Trên toàn cầu, di chuyển bằng đường hàng không chiếm khoảng 12% lượng phát thải nhà kính của ngành giao thông vận tải và con số này được dự đoán sẽ còn tăng lên. Chính vì lý do này, việc giảm đi lại liên tục bằng đường hàng không sẽ hỗ trợ giảm phát thải nhà kính.

Cùng với đó, yêu cầu phong tỏa các nước cũng đồng nghĩa với việc ít đi lại bằng đường bộ hơn, nhờ đó dẫn đến lượng khí phát thải từ các phương tiện giao thông đường bộ giảm đi đáng kể, chất lượng không khí cũng sẽ sạch hơn ở nhiều quốc gia, đặc biệt là tại các thành phố.

Để minh chứng rõ hơn, theo dữ liệu thống kê trích từ nghiên cứu mới nhất, vào đầu tháng 4 vừa qua, lượng khí thải Carbon Dioxide hằng ngày trên toàn thế giới đã giảm 17% so với cùng kỳ năm 2019. Gần ½ của mức giảm này được tạo nên nhờ những sự thay đổi trong giao thông đường bộ.

Cũng trong nghiên cứu này, các chuyên gia ước tính đại dịch có thể làm giảm 4% lượng khí thải toàn cầu (nếu thế giới có thể bình thường hóa như trước đại dịch vào thời điểm giữa năm) và giảm đến 7% (nếu các hạn chế vẫn còn hiệu lực đến cuối năm 2020).

Tuy nhiên, cần phải nhận định rõ rằng mặc dù đại dịch COVID-19 có thể làm lượng khí thải giảm đi đáng kể, nhưng vẫn còn một chặng đường rất xa để lật ngược tình thế, bởi biến đổi khí hậu không thể chỉ được ngăn chặn bởi COVID-19. Do đó, diễn biến tích cực của biến đổi khí hậu phụ thuộc hành động của chính phủ các nước khi nền kinh tế phục hồi, bởi chúng sẽ ảnh hưởng lâu dài đến tiến trình và mức độ thải khí Carbon Dioxide của thế giới trong nhiều thập kỷ.

Vẫn không ngừng cố gắng

Ở nhiều quốc gia, các chính phủ đang thực hiện nhiều kế hoạch nhằm tiếp tục giữ lại một số điểm mạnh trong các yêu cầu hạn chế về giao thông. Điều này bao gồm phân cách làn đường cho người đi bộ và người đi xe đạp, từ đó khuyến khích mọi người chuyển sang di chuyển bằng xe đạp nhiều hơn. Chính sách này hiện đang được triển khai rộng rãi ở Pháp và Anh.

Ngoài ra, còn có một số sáng kiến được đưa vào sử dụng nhằm khử Carbon bằng cách thay thế các phương tiện hoạt động bằng nhiên liệu hóa thạch thành phương tiện chạy bằng nhiên liệu điện thân thiện với môi trường.

Ở New Zealand, những người dùng xe điện sẽ được miễn thu phí sử dụng đường bộ và hiện chính phủ nước này cũng đang tìm cách tăng mức tiêu thụ nhiên liệu thay thế trong ngành vận tải hàng hóa đường bộ của đất nước...

Nhìn chung, có thể nói, tác động của các lệnh phong tỏa, hạn chế đưa ra bởi COVID-19 đối với biến đổi khí hậu có thể kéo dài bao lâu, điều này tùy thuộc vào mức độ chúng ta muốn duy trì những chính sách thay đổi tạm thời và biến chúng thành quy chuẩn đi lại để giúp thế giới “xanh” hơn.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ CNA & World Economic Forum)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Châu Á - Thái Bình Dương: 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu

Theo báo cáo Triển vọng Toàn cầu năm 2025 vừa được Chương trình Lương thực thế giới (WFP) công bố, nạn đói tiếp tục gia tăng, với 343 triệu người trên khắp 74 quốc gia đang phải trải qua tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, tăng 10% so với năm ngoái. Trong đó, tại châu Á - Thái Bình Dương, 88 triệu người đang phải vật lộn với nạn đói do thảm họa liên quan đến khí hậu gây ra.

Châu Á - Thái Bình Dương 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Return to top