Thế giới

Nhìn lại một năm cuộc xung đột trên Dải Gaza

ClockThứ Hai, 06/07/2015 15:22
TTH.VN - Cách đây hơn một năm, một cuộc xung đột đã nổ ra giữa Israel và Palestine ở Dải Gaza, đánh dấu cuộc chiến lần thứ 3 giữa 2 bên trong vòng 6 năm.

Cuộc xung đột diễn ra dài nhất và tàn khốc nhất làm 2.251 người Palestine thiệt mạng, trong đó có 551 trẻ em. Hơn 10.000 người bị thương và 100.000 người phải rời bỏ nhà cửa.

Về phía Israel, 73 người thiệt mạng, trong đó có 67 binh lính và 1.600 người bị thương, theo số liệu thống kê của Liên Hiệp Quốc (LHQ).


Người dân Palestine thu dọn đống đổ nát của tòa nhà bị phá hủy trong cuộc chiến giữa quân đội Israel và Hamas - Ảnh: AFP

Vào tháng 6/2014, người Palestine bắt cóc 3 thiếu niên Israel gần một khu định cư Do Thái ở khu Bờ Tây. Vụ bắt cóc gây ra một cuộc săn người khổng lồ, trong đó hàng trăm người Palestine bị bắt và ít nhất 5 người bị giết chết.

Thi thể của những thiếu niên trên được phát hiện gần thành phố Hebron 18 ngày sau đó.

Vụ giết hại 3 người này đã dẫn đến sự trả thù rùng rợn của Israel. Một thiếu niên Palestine 16 tuổi tên Mohammed Abu Khder bị bắt cóc ở phía đông Jerusalem và thiêu sống bởi Israel hồi tháng 7 năm ngoái.

Những tín hiệu bạo lực gia tăng trong việc săn tìm các thiếu niên của Israel và việc bắt giữ các quan chức cấp cao của Hamas (Tổ chức chiến binh Hồi giáo hoạt động ở Bờ Tây, với mục tiêu tiêu diệt Nhà nước Israel và xây dựng các chuẩn mực hồi giáo Allah trên toàn lãnh thổ Palestine) gây ra một làn sóng tên lửa từ Dải Gaza.

Trong suốt buổi tối 7/7 năm ngoái, ít nhất 80 tên lửa được bắn vào miền nam và miền trung Israel, quân đội cho biết. Các cánh quân sự của Hamas đã nhận trách nhiệm.

Ngày hôm sau, Israel phát động "Chiến dịch vành đai bảo vệ" với các cuộc không kích vào những gì được cho là “mục tiêu Gaza” để ngăn chặn các tên lửa và phá hủy các đường hầm tấn công vào Israel.

Israel bắt đầu tấn công trên bộ vào ngày 17/7 và rút quân vào ngày 5/8.

Các cuộc oanh kích của hải quân trên dải đất ven biển tiếp tục cho đến khi một thỏa thuận ngừng bắn mà Ai Cập làm trung gian được ký tại Cairo ngày 26/8.

Hai bên đã phủ nhận cáo buộc vi phạm luật pháp quốc tế trong tình trạng chiến tranh, đồng thời cáo buộc lẫn nhau về hành động xâm phạm.

Bên cạnh đó, nhiều nhóm nhân quyền cáo buộc Israel sử dụng vũ lực để chống lại dân thường và các tòa nhà dân sinh, bao gồm cả cơ sở của LHQ.

Họ cũng cáo buộc Hamas sử dụng cuộc chiến tranh để tăng cường tấn công đối thủ Israel và các nhóm vũ trang Palestine bị cáo buộc tội ác chiến tranh với việc sử dụng tên lửa một cách "bừa bãi".

Đã có các cuộc đàm phán gián tiếp với chung một đích đến đến là thỏa thuận ngừng bắn dài hạn ở Dải Gaza. Trong các cuộc đàm phán, Palestine yêu cầu xây dựng cảng biển Gaza và xây dựng lại sân bay phi cơ cũng như chấm dứt việc phong tỏa.

Tuy nhiên, hai bên đã thất bại trong việc đạt được những mục tiêu nói trên.

 

Lê Thảo (lược dịch từ Abcnews & AFP)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ là dòng khách tiềm năng cho nhiều quốc gia

Ghi nhận khảo sát trong thời gian gần đây cho thấy, du khách Ấn Độ đang có nhu cầu du lịch ngày càng cao. Điều này thể hiện rõ khi nhiều người rất háo hức trải nghiệm du thuyền Disney Adventure của Disney Cruise Line, lần đầu tiên có mặt tại châu Á tại Singapore và mong muốn tàu khởi hành sớm hơn so với dự kiến vào tháng 12/2025. Thậm chí, một số gia đình đã lên kế hoạch du lịch đến những nước châu Á khác như Nhật Bản trong thời gian chờ đợi tàu khởi hành.

Ấn Độ là dòng khách tiềm năng cho nhiều quốc gia
GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Return to top