Thế giới

Những cách thức giúp Ấn Độ đạt kim ngạch xuất khẩu 1.000 tỷ USD

ClockThứ Hai, 14/02/2022 14:31
Theo Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ, với cách tiếp cận toàn diện và tích cực, mục tiêu 1.000 tỷ USD xuất khẩu hàng hóa vào năm 2030 thực sự có thể đạt được nếu nước này thực hiện một sứ mệnh chiến lược.

Ấn Độ với tham vọng trở thành trung tâm chip bán dẫn toàn cầuViệt Nam-Ấn Độ có nhiều tiềm năng để phát triển quan hệ song phương

Công nhân kiểm tra các ống sợi trên máy dệt thảm tại một nhà máy ở ngoại ô Jammu, Ấn Độ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Sau khi ngân sách liên bang được công bố hồi đầu tháng Hai, Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ (CII) đã đề xuất những cách thức nhằm giúp nước này đạt mục tiêu nâng tổng kim ngạch xuất khẩu lên 1.000 tỷ USD trong 4 năm tới.

CII - một tổ chức tư vấn và hiệp hội thương mại phi chính phủ - ngày 13/2 đã đưa ra báo cáo xác định 14 sản phẩm mới như máy móc và thiết bị điện, quần áo, sản phẩm hoá chất, đồ nhựa và 41 thị trường mới cần khai thác như Malaysia, Nhật Bản, Singapore, Việt Nam, Canada để tăng tốc xuất khẩu hướng đến mục tiêu 1.000 tỷ USD.

Chủ tịch CII T V Narendran cho biết: “Sự gia tăng xuất khẩu của Ấn Độ thời gian gần đây là bằng chứng rõ ràng về khả năng phục hồi kinh tế, năng lực sản xuất, tài năng khởi nghiệp của đất nước, cho phép Ấn Độ đáp ứng nhu cầu toàn cầu, kể cả trong thời gian ngắn. Với cách tiếp cận toàn diện và tích cực, mục tiêu 1.000 tỷ USD xuất khẩu hàng hóa vào năm 2030 thực sự có thể đạt được nếu Ấn Độ thực hiện một sứ mệnh chiến lược."

Trong báo cáo “Đạt 1.000 tỷ USD xuất khẩu hàng hóa: Lộ trình," CII đã nêu lên các sản phẩm và thị trường đích mà Ấn Độ cần chú trọng, đồng thời nêu bật một loạt hành động chính sách nhằm đạt được mục tiêu.

Báo cáo nhấn mạnh việc cần thiết hiện nay là Ấn Độ liên kết chặt chẽ với các chuỗi giá trị toàn cầu và thu hút vốn FDI vào các lĩnh vực chủ chốt của đất nước.

Để đảm bảo gia tăng xuất khẩu, báo cáo nêu ra các khuyến nghị trong đó có cả khả năng tiếp cận thị trường từ phía cầu và khả năng cạnh tranh trong nước từ phía cung, hoàn tất hiệp định thương mại tự do với các thị trường lớn, thu hút các công ty toàn cầu và giải quyết những vấn đề liên quan đến sản xuất trong nước.

Theo báo cáo, hiện tại Ấn Độ đang đàm phán hơn 20 thỏa thuận thương mại với các quốc gia như Anh, Canada, Liên minh châu Âu (EU), Australia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và các nước trong Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC).

Ấn Độ cần phải đẩy nhanh quá trình này. Hơn nữa, cần giải quyết các rào cản phi thuế quan trong các hiệp định thương mại hiện hành để thúc đẩy khả năng tiếp cận thị trường.

Báo cáo cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết của các hiệp định đầu tư gắn chặt với các thỏa thuận thương mại.

Báo cáo nêu rõ vì xuất khẩu dựa vào đầu tư là một đặc điểm chính của năng lực xuất khẩu, cần khuyến khích các công ty đa quốc gia thiết lập cơ sở sản xuất ở Ấn Độ để tăng cường sự hiện diện của đất nước trong các chuỗi giá trị toàn cầu.

Hiện Ấn Độ đang trên đà đạt được kim ngạch xuất khẩu kỷ lục 400 tỷ USD hàng hóa trong tài khóa hiện tại 2021-2022 (sẽ kết thúc vào ngày 31/3 tới)./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế biển, đầm phá

Ngày 21/6, Huyện ủy Phú Vang tổ chức hội nghị phiên bất thường để cho ý kiến về Đề án điều chỉnh, bổ sung về cơ cấu ngành, lĩnh vực của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XV, nhiệm kỳ 2020 – 2025; Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khoá XV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 (sửa đổi, bổ sung) và thành lập các tiểu ban Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025 – 2030.

Ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế biển, đầm phá
Chính phủ triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 18/6/2024 về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024.

Chính phủ triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
“Cơn khát” sầu riêng của Trung Quốc mang đến cơ hội làm giàu ở Đông Nam Á

Được mệnh danh là “vua trái cây”, sầu riêng từ lâu đã là một loại trái cây được yêu thích trong văn hóa địa phương ở Đông Nam Á, nơi nó được trồng rất nhiều. Nhiều người thực sự yêu thích hương vị ngọt, béo của trái sầu riêng, trong khi với nhiều người khác, sầu riêng được coi là loại trái cây “nặng mùi” nhất thế giới.

“Cơn khát” sầu riêng của Trung Quốc mang đến cơ hội làm giàu ở Đông Nam Á
Kỳ họp chuyên đề lần thứ 18, HĐND tỉnh khoá VIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026:
Thông qua 16 nghị quyết với sự nhất trí của 100% đại biểu

Tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 18, HĐND tỉnh khoá VIII, nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 17/6, HĐND tỉnh đã thông qua nhiều nghị quyết liên quan đầu tư công; phương án sử dụng nguồn vượt thu ngân sách 2023; bổ sung danh mục công trình, dự án thu hồi đất; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh năm 2024…

Thông qua 16 nghị quyết với sự nhất trí của 100 đại biểu
Phát triển kinh tế từ Festival Huế

Qua mỗi kỳ Festival Huế được tổ chức, bên cạnh vai trò là nơi hội tụ và giao thoa các nền văn hóa đặc sắc trên thế giới, thì việc khai thác tối đa lễ hội để phát triển kinh tế càng được thể hiện rõ ràng hơn.

Phát triển kinh tế từ Festival Huế
Return to top