Thế giới

Ấn Độ với tham vọng trở thành trung tâm chip bán dẫn toàn cầu

ClockThứ Năm, 13/01/2022 17:31
TTH.VN - Ấn Độ đang hy vọng sẽ trở thành trung tâm bán dẫn của toàn cầu trong vài năm tới. Chất bán dẫn hiện là thành phần quan trọng nhất đối với hầu hết các công ty công nghệ. Từ điện thoại di động, máy tính cá nhân đến xe điện (EV), nhu cầu về chip bán dẫn đã tăng vọt trong 2 năm qua.

Doanh số bán chip toàn cầu dự kiến​ tăng 20% ​​trong năm 2021EU nỗ lực giảm phụ thuộc nước ngoài về chip và nguyên dược liệuTình trạng thiếu chip làm ảnh hưởng đến ngành sản xuất ô tô Nhật Bản

Nhu cầu về chip bán dẫn tăng vọt trong 2 năm qua. Ảnh: Getty Image

Ban đầu, hầu hết các công ty bán dẫn đều có thể sản xuất đủ chip. Nhưng với những hạn chế do đại dịch COVID-19 và một số vấn đề khác làm gián đoạn chuỗi cung ứng chất bán dẫn, giờ đây hầu hết các công ty đang phải đối mặt với sự thiếu hụt thành phần quan trọng này. Một số công ty sản xuất điện thoại di động và xe điện đã bắt đầu đầu tư vào các nhà máy sản xuất chip của riêng mình.

Bản thân các nhà sản xuất chất bán dẫn cùng đầu tư vào các trang thiết bị mới để đáp ứng nhu cầu. Ví dụ như Intel, TCMC, Micron Technology,… đều đã công bố kế hoạch đầu tư vào các nhà máy sản xuất chip mới trên khắp thế giới.

Với hầu hết các nhà máy sản xuất chip thường đặt ở Đông Nam Á, Trung Quốc và Đài Loan, tranh chấp thương mại Mỹ-Trung và các vấn đề địa chính trị khác đã ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu.

Ấn Độ sẽ giải quyết tình trạng thiếu chất bán dẫn?

Trong khi đó, Ấn Độ đang dần đạt được tiến bộ trong ngành công nghiệp bán dẫn. Trên thực tế, Ấn Độ hiện đang mở cửa cho các công ty sản xuất chất bán dẫn thiết lập các chi nhánh ở nước này, như một giải pháp giúp giải quyết cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng chip toàn cầu.

Ấn Độ hiện phụ thuộc vào nhập khẩu chip từ Đài Loan, Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc), Thái Lan và Việt Nam. Nhưng với nhu cầu ngày càng tăng về chip, nước này cũng phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt, đặc biệt là trong sản xuất các thiết bị như máy tính cá nhân.

Theo báo cáo, Chính phủ Ấn Độ đã thông qua kế hoạch khuyến khích trị giá 10 tỷ USD nhằm thu hút các công ty bán dẫn xây dựng và vận hành các nhà máy của họ tại nước này, như một phần trong kế hoạch xây dựng Ấn Độ trở thành một trung tâm sản xuất điện tử toàn cầu. Theo đó, Ấn Độ sẽ mở rộng hỗ trợ tài chính lên tới 50% chi phí của một dự án cho các nhà sản xuất đủ điều kiện. Chính phủ Ấn Độ cũng đã bắt đầu tiếp nhận các đề án từ ​​các nhà sản xuất chip quốc tế từ đầu năm nay.

Và không chỉ các công ty nước ngoài, Tata Group - một trong những tập đoàn lớn nhất của Ấn Độ đã công bố kế hoạch đầu tư lên tới 300 triệu USD vào một trung tâm lắp ráp và thử nghiệm chất bán dẫn ở các bang phía nam của đất nước. Cuối tháng 12 năm ngoái, một công ty khác của Ấn Độ cũng thông báo có kế hoạch đầu tư khoảng 15 tỷ USD vào một nhà máy bán dẫn trong nước.

Phát biểu tại một hội nghị của Microsoft, Bộ trưởng Bộ Điện tử và Công nghệ thông tin Ấn Độ Rajeev Chandrasekhar chỉ ra rằng quốc gia này có khả năng trở thành một trung tâm sản xuất chip và điện tử toàn cầu trong vòng 5-7 năm tới.

Thị trường chip bán dẫn của Ấn Độ hiện có giá trị 15 tỷ USD và ước tính đạt 63 triệu USD vào năm 2026. Đến năm 2030, thị trường này dự kiến ​​sẽ được thúc đẩy bởi công nghệ truyền thông không dây, điện tử tiêu dùng và điện tử ô tô.

Do đó, việc Chính phủ Ấn Độ có chính sách khuyến khích đối với các nhà sản xuất chất bán dẫn có thể sẽ biến nước này thành nhà sản xuất chip toàn cầu trong những năm tới. Với việc cả các công ty trong nước và quốc tế nắm bắt cơ hội, sự thiếu hụt chất bán dẫn toàn cầu cuối cùng có thể sẽ sớm được giải quyết.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Thenationnews)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 5/12, nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái diễn đối đầu quân sự dọc Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC), Ấn Độ và Trung Quốc đã tiến hành đối thoại ngoại giao, trong đó nhìn lại những bài học kinh nghiệm từ cuộc đối đầu tại khu vực Đông Ladakh (mà Trung Quốc gọi là Aksai Chin).

Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới
Siết chặt quản lý phương tiện ô tô vi phạm tốc độ

Tình trạng xe container, đầu kéo, xe hợp đồng chở khách, xe chạy tuyến cố định vi phạm tốc độ dù đã được kiểm tra, xử lý nhắc nhở thường xuyên, song vẫn chưa thể chấm dứt hoàn toàn. Giải pháp đặt ra vẫn là quản lý chặt chẽ hơn nữa, xử lý nghiêm hơn nữa các phương tiện vi phạm để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng này.

Siết chặt quản lý phương tiện ô tô vi phạm tốc độ
Return to top