Thế giới

Những tiếc nuối sau khi Diễn đàn WEF 2021 bị hủy bỏ

ClockThứ Bảy, 22/05/2021 09:53
TTH.VN - Ngày 17/5 vừa qua, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) thông báo sẽ hủy kỳ họp năm nay diễn ra tại Singapore.

WEF hủy hội nghị thường niên năm 2021 tại SingaporeWEF 2020: Lãnh đạo các nước hợp tác đối phó biến đổi khí hậu, hướng đến tương lai ổn định toàn cầuMối đe dọa từ an ninh mạng ở ASEANWEF: Có thể mất đến hơn 99 năm để đạt được bình đẳng giớiTìm giải pháp toàn diện cho tăng trưởng toàn cầu

Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, diễn đàn WEF 2021 đã bị hủy bỏ. Ảnh minh họa: Reuters/Báo Thanh Niên

Ban đầu, diễn đàn WEF được dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 5/2021 và sau đó đã ra tuyên bố tiếp tục trì hoãn trong 3 tháng do sự không chắc chắn và tình hình lây lan ngày càng nghiêm trọng của đại dịch COVID-19. Đến ngày 17/5 thì có tuyên bố chính thức hủy do dịch bệnh diễn biến phức tạp của các biến thể COVID-19. Sự kiện sẽ được dời lại tổ chức vào đầu năm 2022.

Tuy thông báo được đưa ra đã tạo nên tâm lý an toàn cho nhiều người, song điều này cũng để lại nhiều sự hối tiếc.

WEF là một trong những sự kiện lớn nhất trong lịch quốc tế. Diễn đàn tập hợp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, chính phủ... từ khắp nơi trên thế giới.

Đây là sự kiện tập trung những “cái đầu vĩ đại nhất” cùng nhau thảo luận cho các vấn đề cấp bách nhất, có tầm quan trọng đối với toàn cầu để định hình các chương trình nghị sự quốc gia và đa quốc gia. Việc các nhà lãnh đạo thế giới cùng tập hợp tại một diễn đàn thế giới tạo ra hi vọng rằng các nhà lãnh đạo này sẽ tạo ra một chương trình nghị sự có thể cải thiện cuộc sống của mọi người.

Chính vì vậy, việc hủy cuộc họp của WEF không chỉ là loại bỏ cơ hội cho các cuộc thảo luận trực tiếp quan trọng trong tiến trình chống lại đại dịch COVID-19, mà quyết định này cũng sẽ gây ra những tác động khác.

Cụ thể, khi các nhà lãnh đạo trên thế giới ở nhiều tầng lớp trong xã hội không thể gặp gỡ nhau tại một địa điểm chung, họ gửi tín hiệu rằng giới tính hoa trên thế giới không thể vượt qua những thách thức vô hình và hữu hình, cùng lúc vô tình đã củng cố chiều sâu của những rào cản đang tồn tại.

Tuy nhiên, hơn bao giờ hết, cần có sự lãnh đạo và ra quyết định đa phương để điều hướng sự phục hồi của thế giới, từ đó thoát khỏi đại dịch toàn cầu tàn khốc này.

Sự bi quan và tâm trạng tiếc nuối có thể là đòn giáng vào ý chí tập thể toàn cầu để chống lại đại dịch. Sẽ khó khăn hơn khi ban hành các chính sách hạn chế về đi lại, hạn chế để ngăn chặn lây lan dịch bệnh và duy trì sự ủng hộ của dân chúng.

Nếu các nước tiếp tục đối mặt với đại dịch trên cơ sở quốc gia thay vì chú tâm vào việc tăng cường hợp tác quốc tế, những mặt trái của đại dịch COVID-19 thậm chí có thể sẽ xuất hiện một cách rõ ràng hơn.

Quốc gia chủ nhà tổ chức sự kiện – Singapore cũng có thể đối mặt với nguy cơ mất đi những thành quả mà nước này đã hi vọng đạt được theo ít nhất là 2 cách:

Thứ nhất, Singapore đã và đang nổi lên như một địa điểm gặp gỡ quan trọng của các nhà lãnh đạo quốc tế. Đơn cử như Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra tại Singapore năm 2018, với sự có mặt của Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, sự kiện được cho là nổi bật nhất từng được tổ chức tại quốc gia này.

Tuy nhiên, việc hủy bỏ sự kiện diễn đàn WEF tại Singapore khiến nguyện vọng của nước này về định hình đất nước trở thành điểm đến cho các thảo luận toàn cầu về chính trị và quan hệ quốc tế phải lùi lại một bước. Diễn đàn WEF bị hủy bỏ đồng nghĩa với việc Singapore có ít cơ hội hơn để ghi dấu tiềm năng đăng cai tổ chức các sự kiện lớn.

Thêm vào đó, Singapore đã được quảng bá rộng rãi là một trong những quốc gia đã và đang chiến đấu tốt với đại dịch COVID-19. Song sự bùng phát trở lại của dịch bệnh vào tháng 5/2021 không may đã trở thành vật cản cho “những danh hiệu quốc tế” mà Singapore có thể đạt được.

Nói cho cùng, hiện vấn đề cần phải tập trung là chiến thắng đại dịch. Nhìn một cách tích cực hơn về tương lai, Singapore có cơ hội để không chỉ xây dựng khả năng phục hồi kinh tế, mà còn có thể dẫn dắt, truyền cảm hứng cho thế giới về khả năng phục hồi của xã hội sau đại dịch.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết

Tối 21/12, tại Sân vận động Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, đội tuyển Việt Nam đã có trận đấu gặp đội tuyển Myanmar trong khuôn khổ bảng B, giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (ASEAN Cup 2024). Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến xem, cổ vũ và tặng hoa cho các cầu thủ.

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết
Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới

Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala cho biết, tình trạng đói nghèo toàn cầu sẽ gia tăng nếu thế giới không nỗ lực duy trì một hệ thống thương mại ổn định và cởi mở.

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới
Return to top