Thế giới

Những yếu tố có thể quyết định việc lây nhiễm virus SARS-CoV-2 từ con sang bố mẹ

ClockThứ Ba, 01/03/2022 15:10
Hiện số trẻ mắc COVID-19 đang ngày một gia tăng trên thế giới, đặc biệt là nhóm trẻ trong độ tuổi từ 10-19, một phần do các trường học mở cửa trở lại.

Chuyên gia khuyến cáo bảo vệ sức khỏe trẻ em hậu COVID-19Anh tiêm vaccine ngừa COVID-19 liều thấp cho trẻ từ 5-11 tuổiThái Lan thành lập trung tâm cách ly riêng cho trẻ em

Học sinh đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại trường học ở Vancouver, Canada, ngày 1/10/2021. Ảnh: CBC/TTXVN

Đa số mọi người cho rằng, nếu một trẻ mắc COVID-19, tất cả thành viên trong hộ gia đình đều có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, trên thực tế, có cha mẹ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 từ con, trong khi có nhiều trường hợp không lây nhiễm.

Theo Tiến sĩ Paul Ettlinger, người sáng lập phòng khám London General Practice, có 2 yếu tố chính quyết định virus SARS-CoV-2 có lây nhiễm từ con cái sang bố mẹ hay không, đó là tải lượng virus và sự miễn dịch. 

Nếu tải lượng virus ở trẻ không cao, có thể sẽ không gây lây nhiễm. Trong khi đó, miễn dịch có được từ các kháng thể hoặc tế bào T sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 hoặc đã nhiễm virus mà không biết do không biểu hiện triệu chứng, cũng góp phần giúp bố, mẹ không lây nhiễm virus từ con. Ông cho rằng việc một số cha, mẹ có thể đã mắc COVID-19 không biểu hiện triệu chứng đã giúp họ có được mức độ bảo vệ cao hơn.

Tiến sĩ Belinda Griffiths, thuộc phòng khám The Fleet Street, giải thích, hiện vẫn chưa có bằng chứng thuyết phục, song có thể lý giải việc một số người có thể không mắc COVID-19 từ người thân trong gia đình là do có thể trước đó họ đã phơi nhiễm virus Corona, như cảm lạnh thông thường, qua đó giúp tạo miễn dịch hoặc bảo vệ.

Giới chuyên gia cho rằng các tế bào T tồn tại từ lần lây nhiễm trước đã nhanh chóng kích hoạt phản ứng miễn dịch khi đối mặt lần lây nhiễm mới, do đó, người nhiễm không biểu hiện triệu chứng hoặc không có dấu hiệu lây nhiễm. Tuy nhiên, hiện các nhà khoa học chưa đủ dữ liệu để khẳng định kết luận này.

Theo các nhà khoa học, để giảm nguy cơ lây nhiễm khi ở chung nhà, cần thực hiện nghiêm ngặt biện pháp cách ly và đeo khẩu trang. Tuy nhiên, cách ly trẻ em sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Ngoài ra, không phải gia đình nào cũng có điều kiện cách ly nghiêm ngặt tại nhà, như không có đủ phòng, hay con còn nhỏ, do đó, giới chuyên gia khuyến nghị điều quan trọng nhất có thể làm là tiêm vaccine ngừa COVID-19. Các chuyên gia cũng lưu ý rủi ro khi mắc COVID-19 cao hơn nhiều so với rủi ro khi tiêm phòng.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,01%

Đây là mục tiêu được nêu ra tại hội nghị tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, phương hướng hoạt động năm 2025 do Sở Y tế tổ chức chiều 17/12. Tham dự có đại diện các đơn vị y tế, các cơ quan ban ngành.

Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,01
Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm

Kết quả của báo cáo mới được thực hiện dưới sự hợp tác của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định những thách thức cấp bách nhất thế giới trong việc giải quyết các bệnh do virus lây truyền qua đường thực phẩm.

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm
Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 26/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an tổ chức hội nghị tập huấn bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Return to top