Thế giới
Chuyến công du Đông Nam Á của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris:

Mỹ đề nghị đăng cai Hội nghị Cấp cao APEC năm 2023

ClockThứ Tư, 25/08/2021 07:27
TTH.VN - Trong một bài phát biểu về chính sách tại Singapore vào ngày 24/8, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris cho hay, Mỹ đang tăng cường gắn kết kinh tế với Đông Nam Á, và đề nghị đăng cai tổ chức Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào năm 2023.

Mỹ và Singapore hợp tác trong những lĩnh vực mớiPhó Tổng thống Mỹ Kamala Harris thăm chính thức Singapore“Đông Nam Á thực sự quan trọng đối với Mỹ”

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã đến Hà Nội vào tối qua (24/8). Ảnh minh họa: TTXVN

Theo Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, nền kinh tế Mỹ đang phát triển nhanh hơn so với mức phát triển trong gần 40 năm qua, tỷ lệ tiền lương và việc làm ở quốc gia này đang gia tăng.

“Chúng tôi tin rằng, sự phát triển của chúng tôi… có thể và cũng sẽ mang lại lợi ích cho các đối tác. Nền kinh tế của chúng tôi chia sẻ rất nhiều với Đông Nam Á, từ các chuỗi cung ứng đến dòng thương mại hai chiều ổn định", bà Kamala Harris nói thêm; đồng thời lưu ý rằng, nhóm các quốc gia Đông Nam Á đại diện cho thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Mỹ, và thương mại với khu vực này hỗ trợ hơn 600.000 việc làm Mỹ.

Phó Tổng thống Kamala Harris nhận định, thế giới hiện nay đang kết nối với nhau và phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn, các quốc gia phải sẵn sàng hơn để cùng nhau đón nhận những thách thức và tạo ra các cơ hội.

Các quan hệ đối tác của Mỹ sẽ dựa trên sự thẳng thắn, cởi mở, bao trùm, chung lợi ích và cùng có lợi, đồng thời sẽ theo đuổi một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở, thúc đẩy lợi ích của Mỹ và của các đối tác, đồng minh.

"Ngoài việc làm sâu sắc hơn các mối quan hệ song phương chặt chẽ, chúng tôi cũng sẽ làm việc đa phương thông qua các thể chế lâu đời như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)… Chúng tôi cũng sẽ làm việc với các nhóm hợp tác mới chú trọng tới kết quả, như Đối thoại Tứ giác An ninh (QUAD) và quan hệ đối tác Mỹ-Mekong”, bà Kamala Harris lưu ý.

Được biết, Đối thoại Tứ giác An ninh (QUAD) là một đối thoại chiến lược giữa Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ. Quan hệ đối tác Mỹ-Mekong, được khởi động vào năm 2020 và xây dựng dựa trên Sáng kiến ​​Hạ nguồn Mekong, nhằm tăng cường hợp tác giữa các Chính phủ Mỹ, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, và Việt Nam.

Sau khi kết thúc chuyến thăm Singapore, tối 24/8, chuyên cơ Không lực Hai chở Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã hạ cánh tại sân bay Nội Bài. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris bắt đầu chuyến thăm Việt Nam từ ngày 24-26/8, theo lời mời của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân.

Lê Thảo (Lược dịch từ The Straits Times, Reuters & Business Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
  • Đầu tư EB5 tại NewOcean IMMI

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương đối xử khoan hồng, nhân đạo đối với tù, hàng binh.

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển
Return to top