Thế giới
ILO:

Công nghệ kỹ thuật số mang lại lợi ích lớn ở các nước kém phát triển nhất

ClockChủ Nhật, 01/05/2022 08:28
TTH.VN - Theo báo cáo “Hiện tại và tương lai của việc làm ở các nước kém phát triển nhất” do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) công bố, những điểm yếu về cấu trúc ở các nước kém phát triển nhất trên thế giới đã khiến họ dễ bị tổn thương hơn trước những cú sốc, như đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu và các cuộc khủng hoảng lương thực và năng lượng hiện nay.

ILO: Đại dịch ảnh hưởng đến thị trường việc làm nghiêm trọng hơn dự kiếnILO: 4,1 tỷ người trên thế giới vẫn chưa được tiếp cận với an sinh xã hội

Danh sách các nước kém phát triển nhất trên thế giới hiện bao gồm 46 quốc gia ở các khu vực châu Phi, châu Á, châu Đại Dương và châu Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Đáng chú ý, tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn nếu họ không tham gia đầy đủ vào nỗ lực phục hồi toàn cầu. Trong đó, báo cáo của ILO cung cấp một cái nhìn tổng thể về tiến bộ và những thách thức mà các quốc gia này phải đối mặt về chuyển đổi cơ cấu, chuyển đổi sang các nền kinh tế xanh hơn, và tạo ra việc làm đầy đủ và hiệu quả.

Ông Guy Ryder, Tổng Giám đốc ILO cho rằng: “Nhiều cú sốc đã khiến các nước kém phát triển nhất phải chịu áp lực rất lớn. Tuy nhiên, với việc làm đúng đắn và các biện pháp chính sách kinh tế vĩ mô, việc làm mới có thể được tạo ra trong cả những lĩnh vực hiện có và lĩnh vực mới, cùng với năng suất được nâng cao và sự đổi mới sáng tạo, nhờ sự đầu tư vào các cơ hội kinh tế xanh và kỹ thuật số”.

Bên cạnh đó, báo cáo nói trên cũng xem xét cách các công nghệ kỹ thuật số có thể mang lại những lợi ích to lớn cho các nước kém phát triển nhất, với điều kiện những khoản đầu tư này cần được thực hiện bằng vốn, kỹ năng và kiến ​​thức, nhằm hỗ trợ việc làm toàn diện và phù hợp.

Được biết, 46 quốc gia trong danh sách các nước kém phát triển nhất trên thế giới đại diện cho 12% dân số thế giới. Những quốc gia này được đặc trưng bởi mức thu nhập thấp, dễ bị tổn thương trước các cú sốc kinh tế và môi trường, mức độ phúc lợi sụt giảm, nghèo đói cùng cực, và tỷ lệ tử vong cao.

Tính chất dễ bị tổn thương của những quốc gia này phần lớn là kết quả của năng lực sản xuất yếu kém liên quan đến cơ sở hạ tầng không đầy đủ, cũng như khả năng tiếp cận hạn chế đối với các công nghệ.

Qua đó, báo cáo của ILO đưa ra một số khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy “công cuộc phục hồi lấy con người làm trung tâm” mang tính toàn diện, bền vững và linh hoạt. Những biện pháp này bao gồm mở rộng sự hỗ trợ và hợp tác quốc tế, nhằm tăng cường chăm sóc sức khỏe và vaccine, đồng thời tránh các hạn chế và rào cản không cần thiết đối với hoạt động thương mại và di cư. Báo cáo cũng kêu gọi tăng cường các thể chế làm việc và xây dựng năng lực nhằm thực hiện các quyền cơ bản.

Thanh Ngân (Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường đầu tư hạ tầng lưới điện

Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng lưới điện; xây dựng mới, sửa chữa lưới điện đạt chuẩn tại các địa phương đang xây dựng nông thôn mới (NTM)… sẽ góp phần phát huy các lợi thế của tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội.

Tăng cường đầu tư hạ tầng lưới điện
Đầu tư hạ tầng cảng biển

Với lợi thế có hơn 128km đường bờ biển cùng hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai lớn nhất khu vực Đông Nam Á, tỉnh đang tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, chú trọng các dự án (DA) đầu tư vào hạ tầng cảng biển, hạ tầng khu công nghiệp đồng bộ, hiện đại gắn với phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị biển - đầm phá.

Đầu tư hạ tầng cảng biển
Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn

Để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, một trong các chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2025 là tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều toàn tỉnh giảm còn 1,84%. Để đạt tỷ lệ này, tỉnh ưu tiên tập trung nguồn lực giảm nghèo cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn.

Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn
Return to top