Thế giới

Chủ tịch ASEAN 2020: Những ưu tiên và thách thức của Việt Nam

ClockChủ Nhật, 10/11/2019 11:05
TTH.VN - Theo truyền thống, 10 thành viên ASEAN thay phiên nhau giữ chức chủ tịch khối, và đến ngày 1/1/2020, Việt Nam sẽ chính thức tiếp quản vị trí này từ Thái Lan, với nhiều trách nhiệm phải gánh vác.

Việt Nam và sứ mệnh Chủ tịch ASEANKỳ vọng vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEANViệt Nam lấy ý kiến chuyên gia về ưu tiên cho năm Chủ tịch ASEAN 2020

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận búa Chủ tịch ASEAN từ Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-o-cha. Ảnh: Vietnamfinance

Tại lễ bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 tại Bangkok ngày 4/11 vừa qua, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp nhận chiếc búa - biểu tượng cho chức Chủ tịch ASEAN từ tay Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha. Theo The ASEAN Post, điều này cũng đồng nghĩa với việc áp lực đang gia tăng đối với Việt Nam – một trong những nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất châu Á, nhằm thúc đẩy ASEAN hướng tới những sáng kiến ​​quan trọng trong năm tới.

Tiếp nhận vị trí Chủ tịch ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Việt Nam muốn tập trung vào việc tăng cường sự gắn kết bền vững của ASEAN bằng cách duy trì sự đoàn kết và thống nhất, tăng cường liên kết và kết nối kinh tế, làm sâu sắc các giá trị và bản sắc của các thành viên ASEAN, đồng thời nâng cao hiệu quả của bộ máy ASEAN và thúc đẩy quan hệ đối tác ASEAN trong cộng đồng toàn cầu.

Năm ưu tiên

Đảm nhận vị trí Chủ tịch ASEAN 2020 với chủ đề “Gắn kết và Chủ động thích ứng”, Việt Nam đã đặt ra 5 ưu tiên cho năm 2020, trong đó chú trọng nâng cao hiệu quả vai trò của khối và đóng góp cho việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.

Tăng cường kết nối, nâng cao năng lực thích ứng và tận dụng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng là một ưu tiên quan trọng khác của Việt Nam, cũng như thúc đẩy nhận thức về Cộng đồng ASEAN và bản sắc của khối để tạo ra các giá trị chung.

Ngoài ra, tăng cường quan hệ đối tác vì hòa bình và phát triển bền vững với các nước trên thế giới; cải thiện khả năng thích ứng và hiệu quả của ASEAN bằng cách cải cách thể chế; và cải thiện hoạt động của bộ máy ASEAN cũng sẽ được Việt Nam ưu tiên trong năm chủ tịch 2020. 

Khía cạnh kinh tế

Năm 2020, Việt Nam sẽ kỷ niệm 25 năm gia nhập ASEAN, và sự tăng trưởng của nước này đã rất đáng chú ý kể từ khi mở cửa kinh tế vào những năm 1980 với một loạt cải cách thị trường, giúp thúc đẩy sự phát triển và giúp hàng triệu người thoát nghèo.

Việt Nam đang nổi lên là một trong những nền kinh tế năng động nhất châu Á và là điểm đến đầu tư hấp dẫn, góp phần đưa ASEAN trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới với GDP 3.000 tỷ USD trong năm 2018.

Nhiều nhận định cho rằng, ASEAN vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển về mặt kinh tế, nhất là về thương mại nội khối ASEAN - khi thương mại nội khối chỉ mới bằng 1/4 tổng thương mại của ASEAN, và đảm bảo Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ được triển khai hiệu quả vào năm 2020.

Bên cạnh đó, việc hoàn tất các cuộc đàm phán Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) - trong bối cảnh môi trường kinh tế thay đổi nhanh ngày càng bị thách thức bởi chủ nghĩa bảo hộ, sẽ là minh chứng cho cam kết của các thành viên trong việc mở cửa thương mại và đầu tư trên toàn khu vực.

RCEP dự kiến ​​sẽ mở rộng hơn nữa và làm sâu sắc hơn các chuỗi giá trị khu vực trong khối thương mại 15 quốc gia bao gồm 10 nước ASEAN, Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Đây sẽ là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới nếu được ký kết như dự kiến ​​vào tháng 2/2020, và do đó, việc đảm bảo RCEP sẽ ra mắt vào năm 2020 sau các cuộc đàm phán kéo dài suốt 7 năm qua sẽ là một thách thức chính đối với Việt Nam trong năm tới.

Ngoài ra, Việt Nam sẽ phải dẫn dắt ASEAN duy trì tính trung tâm của khu vực trong bối cảnh nhiều biến động địa chính trị hiện nay.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Yonhap)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương đối xử khoan hồng, nhân đạo đối với tù, hàng binh.

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển
Châu Á - Thái Bình Dương chưa được chuẩn bị trước những thách thức về dân số già

Theo Báo cáo chính sách phát triển châu Á vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố tại Hội nghị thường niên ADB lần thứ 57 đang diễn ra tại Gruzia, các nước châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển chưa được chuẩn bị kỹ để đảm bảo phúc lợi cho dân số đang già đi nhanh chóng. Thực tế, tỷ lệ người già trong khu vực đang ngày càng tăng và phải đối mặt với nhiều thách thức, từ mức lương hưu thấp, các vấn đề sức khỏe, cho đến sự cô lập xã hội và khả năng tiếp cận hạn chế với các dịch vụ thiết yếu.

Châu Á - Thái Bình Dương chưa được chuẩn bị trước những thách thức về dân số già
Return to top