Thế giới

Truyền thông Đức đánh giá cao Việt Nam hỗ trợ châu Âu chống dịch

ClockThứ Năm, 09/04/2020 09:45
Truyền thông Đức và châu Âu đã đăng tin đánh giá cao việc Việt Nam tặng khẩu trang cho các nước châu Âu chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

COVID-19: Pháp là quốc gia thứ 4 có số ca tử vong vượt ngưỡng 10.000 caCovid-19 ở một số quốc gia có dấu hiệu đạt đỉnh

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng phát biểu tại Lễ trao vật tư y tế của Chính phủ Việt Nam tặng Chính phủ và nhân dân các nước châu Âu: Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha, Anh, chiều 7/4. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)

Truyền thông Đức và châu Âu đã đăng tin đánh giá cao việc Việt Nam tặng khẩu trang cho các nước châu Âu chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Trong khi đó, Đại sứ quán Đức tại Hà Nội cũng gửi lời cảm ơn vì hành động nghĩa cử này của Việt Nam.

Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn tin từ hãng tin tức Đức, DW cho biết Chính phủ Việt Nam đã hỗ trợ hàng trăm nghìn khẩu trang cho các nước châu Âu chống dịch.

Theo bài báo, Chính phủ Việt Nam đã tặng 550.000 khẩu trang kháng khuẩn cho đại diện đại sứ quán 5 nước châu Âu ở Hà Nội, gồm Đức, Pháp, Italy, Tây Ban Nha và Anh.

Cùng ngày, kênh truyền thông euronews của châu Âu đưa tin ngoài 5 nước châu Âu kể trên, Việt Nam cũng tặng khẩu trang và thiết bị y tế cho các nước Campuchia, Lào và Trung Quốc để chống dịch.

Trang Facebook của Đại sứ quán Đức ở Việt Nam đã đăng thông tin, đồng thời gửi lời cảm ơn việc Chính phủ Việt Nam tặng Chính phủ Đức 110.000 khẩu trang phòng dịch COVID-19.

Nguồn tin dẫn lời Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Tô Anh Dũng nhấn mạnh tầm quan trọng của "tinh thần đoàn kết và hợp tác quốc tế" trong cuộc chiến chống đại dịch. Theo Thứ trưởng Tô Anh Dũng, với số hàng trao tặng này, Việt Nam muốn hỗ trợ các đối tác châu Âu từng nhiều lần thể hiện tình đoàn kết và hữu nghị trong quá khứ với Việt Nam.

Đại sứ quán Đức cũng cho biết trong những ngày qua, cộng đồng người Việt tại Đức đã nỗ lực không mệt mỏi trong cuộc chiến chống đại dịch, huy động được hàng nghìn khẩu trang y tế, khẩu trang vải tự may, găng tay bảo hộ y tế để trao tặng cho các cơ sở như bệnh viện, viện dưỡng lão, các trung tâm y tế và cảnh sát.

Bên cạnh đó, nhiều nhà hàng Việt ở Đức cũng thể hiện tình đoàn kết khi phát tặng hàng nghìn suất ăn cho các bác sĩ và y tá điều dưỡng tại các trung tâm điều trị tích cực. Đại sứ quán Đức bày tỏ ấn tượng và lòng biết ơn trước sự quyết tâm chống đại dịch của cộng đồng người Việt, cũng như sức mạnh của tình hữu nghị Đức-Việt trong những thời kỳ khó khăn.

Cũng theo Đại sứ quán Đức, các cơ sở nghiên cứu, giới khoa học và chính phủ hai nước Đức và Việt Nam đang cùng hợp tác một cách mẫu mực trong cuộc chiến chống virus SARS-CoV-2. Cụ thể, Trung tâm Nghiên cứu Y học Việt-Đức (VG-CARE) mới đây đã cung cấp 6.000 ống lấy mẫu bệnh phẩm để tiến hành nghiên cứu lâm sàng thuốc điều trị COVID-19 ở Đức, do Đại học Tổng hợp Tübingen phối hợp với các trường Đại học Hamburg và Stuttgart tiến hành.

Để đáp lại sự hỗ trợ của Việt Nam, Tổ chức Hỗ trợ đại học thế giới Đức (WUS) đã trao tặng 20 máy lọc nước để cung cấp nước sạch cho khoảng 12.000 người. Hệ thống máy lọc nước sạch không sử dụng hóa chất (PAUL) do Trường Đại học tổng hợp Kassel phát triển này sẽ giúp cung cấp nước sạch cho người dân, đặc biệt tại các khu vực miền núi hẻo lánh./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương đối xử khoan hồng, nhân đạo đối với tù, hàng binh.

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển
Return to top