Thế giới

Trao đổi thương mại Lào-Việt khó đạt mục tiêu đề ra do dịch COVID-19

ClockThứ Sáu, 04/09/2020 14:49
Tờ Vientiane Times số ra ngày 4/9 đưa tin trao đổi kim ngạch thương mại giữa Lào và Việt Nam trong năm 2020 có thể không đạt được chỉ tiêu tăng 10-15%/năm mà hai nước đã đề ra, do tác động của đại dịch COVID-19.

Điện và Thư mừng kỷ niệm 75 năm Quốc khánh Việt NamTổ chức trực tuyến Hội nghị cấp cao Hợp tác sông Mekong-Lan ThươngViệt Nam, Lào, Campuchia lên kế hoạch diễn tập cứu hộ ở biên giớiVietnam Airlines vận chuyển trang thiết bị y tế của Chính phủ Việt Nam viện trợ Lào và CampuchiaDu lịch Đông Nam Á chịu tổn thất lớn do COVID-19

Công ty TNHH Cơ khí Toàn Phát (Hải Dương) chuyên sản xuất động cơ điện, máy bơm nước và máy nông cụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang Lào, Campuchia. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Báo trên cho biết các biện pháp giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 mà Chính phủ Việt Nam áp đặt từ đầu năm 2020 đã khiến một số mặt hàng bị ngừng xuất sang Lào.

Tờ báo dẫn số liệu của Bộ Công Thương Lào cho biết trao đổi thương mại Lào - Việt đã giảm từ 153 triệu USD trong tháng 6/2020 xuống còn 134 triệu USD trong tháng 7/2020.

Năm 2019, tổng giá trị trao đổi thương mại giữa hai nước đạt 1,687 tỷ USD (số liệu của Lào, còn theo của Việt Nam là trên 1,1 tỷ), con số này dự báo sẽ khó đạt được trong năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Lào sang Việt Nam bao gồm đồ uống, quặng, gỗ, cao su, càphê, ngô, sắn và gia súc, trong khi Lào nhập khẩu từ Việt Nam các mặt hàng như xăng dầu, phân bón, sắt thép, máy móc, thiết bị điện, vật liệu xây dựng và phụ tùng.

Việt Nam hiện không chỉ là đối tác thương mại lớn thứ ba của Lào, sau Thái Lan và Trung Quốc, mà cũng là nhà đầu tư lớn thứ ba trong số trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư vào Lào.

Tờ báo cho biết đầu tư của Việt Nam vào Lào tập trung vào các lĩnh vực lĩnh vực thủy điện, khai khoáng, giao thông, trồng cây công nghiệp, dịch vụ, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của cả hai nước.

Chính phủ Lào dự báo nguồn thu từ xuất khẩu của nước này trong năm nay sẽ giảm 483,3 triệu USD, tương đương 8,4% so với năm 2019.

Năm 2020, Lào đặt mục tiêu nâng giá trị xuất khẩu hàng hóa lên hơn 6,4 tỷ USD, song xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm nay mới chỉ đạt hơn 2,3 tỷ USD.

Theo TTXVN/ Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương đối xử khoan hồng, nhân đạo đối với tù, hàng binh.

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển
Return to top