Thế giới

Khách quốc tế đến Việt Nam chủ yếu là chuyên gia, lao động nước ngoài

ClockThứ Ba, 29/09/2020 15:18
Thông tin chính thức vừa được Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/9 cho thấy khách quốc tế đến Việt Nam trong quý 3/2020 đạt 44.000 lượt người, chỉ bằng 1% so với cùng kỳ năm trước.

Tỉnh Kep (Campuchia) xây dựng đường ven biển nối Việt Nam và Thái LanDu lịch Đông Nam Á chịu tổn thất lớn do COVID-19Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia sang Việt Nam tham dự Hội nghị AMM RetreatLào, Việt Nam tăng cường hợp tác du lịchHàn Quốc xây làng Việt Nam tại quê hương huấn luyện viên Park Hang-seo

Du khách quốc tế đeo khẩu trang, dạo bộ trên phố Điện Biên Phủ. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)

Riêng tháng 9/2020, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 138.000 lượt người, giảm hơn 15% so với tháng 8 và giảm hơn 99% so với cùng kỳ năm 2019.

Nguyên nhân là do Việt Nam tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, chưa mở cửa du lịch quốc tế. Do đó, lượng khách đến Việt Nam chủ yếu là chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài làm việc tại các dự án ở Việt Nam.

Cũng theo thống kê, trong 9 tháng qua, khách đến từ châu Á chiếm 73,1% tổng số khách quốc tế đến Việt Nam, giảm gần 73% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách đến từ hầu hết các thị trường chính đều giảm mạnh: Trung Quốc giảm hơn 76%, Hàn Quốc giảm hơn 73%; Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) giảm hơn 71%, Malaysia giảm 73%. Riêng khách đến từ Campuchia tăng gần 12%.

Khách đến từ châu Âu giảm hơn 58% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, khách Nga giảm hơn 48 %; khách Vương quốc Anh giảm 65,5%; Pháp giảm hơn 65%; Đức giảm hơn 62%...

Theo đánh giá của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), du lịch nội địa sẽ phục hồi nhanh hơn du lịch quốc tế, tạo cơ hội tốt cho các nước phục hồi kinh tế-xã hội sau đại dịch COVID-19.

UNWTO khuyến khích các quốc gia tập trung chiến lược tiếp thị, quảng bá, tăng cường các gói hỗ trợ tài chính để sớm phục hồi thị trường du lịch nội địa.

Ngay sau đợt dịch COVID-19 lần 1, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phát động chiến dịch kích cầu du lịch nội địa lần đầu tiên.

Trong tháng 5-7/2020, ngành du lịch nội địa phục hồi ngoạn mục. Nhưng đến cuối tháng 7, dịch bùng phát trở lại, ngành du lịch lại tiếp tục phải dừng hoạt động; trăn trở, suy nghĩ tìm ra giải pháp phục hồi du lịch lần thứ 2, huy động sự vào cuộc của tất cả các bên để giải quyết khó khăn.

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu, Chương trình kích cầu du lịch lần 2 sẽ kéo theo sự khởi sắc của ngành cuối năm 2020, hướng tới yếu tố an toàn và hấp dẫn. Lần này, toàn ngành cần tiếp tục phát huy, liên minh để cho ra đời sản phẩm hấp dẫn, linh hoạt, tạo sự an tâm, tự tin cho du khách trong thời điểm tới.

Từ ngày 15/9, Việt Nam đã nối lại các đường bay quốc tế, khách quốc tế sẽ vào Việt Nam. Do đó, ngành Du lịch không chỉ hướng đến khách hàng nội địa mà còn hướng đến du khách nước ngoài trong đợt kích cầu này...

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương đối xử khoan hồng, nhân đạo đối với tù, hàng binh.

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển
Return to top