Thế giới

CNBC: Việt Nam là nền kinh tế hoạt động hàng đầu châu Á trong đại dịch

ClockThứ Năm, 28/01/2021 12:36
TTH.VN - Việt Nam có lẽ là nền kinh tế hoạt động tốt nhất ở khu vực châu Á trong năm 2020, một chiến công đạt được khi Việt Nam không ghi nhận quý nào tăng trưởng âm, vào thời điểm mà nhiều nền kinh tế trên toàn cầu bị đè nặng bởi đại dịch COVID-19.

Đại hội Đảng XIII: Báo chí Ai Cập đánh giá cao thành tựu của Việt NamẤn Độ tăng tốc tiếp cận, hợp tác với Việt NamThành công 2020 tạo đà cho đối ngoại Việt Nam năm 2021

Nền kinh tế Việt Nam hoạt động vượt trội hơn tất cả các quốc gia khác trong khu vực vào năm 2020. Ảnh minh họa: TTXVN

Những ước tính do Tạp chí CNBC tổng hợp từ các nguồn chính thức và các tổ chức như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, Việt Nam vượt trội hơn tất cả các quốc gia cùng khu vực hồi năm ngoái.

Năm 2020, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 2,9% so với một năm trước đó, theo ước tính được Chính phủ công bố vào cuối tháng 12 vừa qua. Con số này tốt hơn mức tăng trưởng dự báo 2,3% của Trung Quốc trong cùng kỳ.

Trong một báo cáo được đưa ra vào tháng 1 này, các nhà kinh tế học đến từ Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu của Ngân hàng Mỹ (BoA) cho biết: “Với thành tích kể trên, Việt Nam đã đạt được một trong những mức tăng trưởng cao nhất trong một năm mà phần còn lại của thế giới chìm trong suy thoái sâu sắc”.

Bên cạnh đó, nhiều nhà kinh tế cũng tỏ ra lạc quan rằng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ tăng tốc trong năm nay. Dưới đây là cái nhìn về cách Việt Nam trở thành nền kinh tế hoạt động hàng đầu trong khu vực và những điều đang ở phía trước.

Ngăn chặn đại dịch COVID-19

Theo số liệu do Đại học Johns Hopkins tổng hợp, Việt Nam chỉ báo cáo hơn 1.500 ca nhiễm COVID-19 và 35 ca tử vong tính đến ngày 26/1. Việc xử lý sự bùng phát dịch bệnh của Việt Nam được quốc tế ca ngợi như một hình mẫu để những quốc gia đang phát triển khác noi theo, đồng thời giúp nền kinh tế của quốc gia tiếp tục phát triển trong suốt năm 2020.

Các nhà kinh tế học của Ngân hàng Mỹ (BoA) nhận định, hoạt động kinh tế mạnh mẽ này có thể sẽ tiếp tục trong năm nay. Ngân hàng này dự báo, nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 9,3% vào năm 2021, đây là mức tăng trưởng cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng 6,7% mà Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo.

Xuất khẩu mạnh mẽ

Lĩnh vực sản xuất của Việt Nam được ghi nhận với sự đóng góp lớn cho sự vượt trội của nền kinh tế hồi năm ngoái, với sản lượng tăng trưởng nhờ nhu cầu xuất khẩu ổn định. Đó là xu hướng sẽ tiếp tục trong những năm tới, các nhà kinh tế cho hay.

“Xét rằng Việt Nam là quốc gia hưởng lợi lớn từ xu hướng chuyển dịch / đa dạng hóa chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc trong vài năm qua, chúng tôi nhận thấy phạm vi tăng trưởng lớn của xuất khẩu Việt Nam trong những năm tới”, Công ty Nghiên cứu Fitch Solutions nhận định trong một báo cáo vào tháng 12/2020.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã ký kết một số hiệp định thương mại mới, chẳng hạn như hiệp định với Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu (EU), có thể thúc đẩy hơn nữa dòng chảy thương mại.

Phục hồi trong lĩnh vực dịch vụ

Lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam, vốn bị ảnh hưởng nặng nề trong đại dịch COVID-19, đã phục hồi vào cuối năm 2020. Các nhà kinh tế cho rằng, mức độ phục hồi của ngành dịch vụ, đặc biệt là ngành du lịch, sẽ quyết định mức độ nhanh chóng mà nền kinh tế Việt Nam trở lại con đường trước khi đại dịch xảy ra.

Ông Gareth Leather, nhà kinh tế châu Á cao cấp tại Capital Economics mô tả triển vọng đối với ngành du lịch là "yếu"; tuy nhiên, dự báo của ông về mức tăng trưởng 10% đối với Việt Nam trong năm nay là một trong những dự báo lạc quan nhất trên thị trường.

“Đến cuối năm 2021, chúng tôi cho rằng, GDP sẽ chỉ thấp hơn 1,5% so với mức bình thường nếu cuộc khủng hoảng không xảy ra. Đây là một trong những khoảng cách nhỏ nhất trong khu vực”, ông Gareth Leather khẳng định.

Lê Thảo (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam được thông qua

NDO - Chiều 10/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sĩ, Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam.

Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam được thông qua
Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương đối xử khoan hồng, nhân đạo đối với tù, hàng binh.

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển
Return to top