Thế giới

Niềm tin thúc đẩy quan hệ đối tác thành công ở châu Á - Thái Bình Dương

ClockThứ Năm, 05/09/2024 06:44
TTH - Quan hệ đối tác được nhận định là điều cần thiết đối với các tổ chức muốn mở rộng dấu ấn, tăng cường ảnh hưởng hoặc phát triển doanh nghiệp thành công.

ADB: Khu vực Thái Bình Dương dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởngAPEC nhóm họp giải quyết các vấn đề kinh tế cấp bách trong khu vực

 So với các khu vực khác, khả năng kết nối quan hệ đối tác của châu Á - Thái Bình Dương cao hơn đến 6%. Ảnh minh họa: Etime.danviet.vn

Điều quan trọng lúc này là không chỉ tìm kiếm một mối quan hệ đối tác giữa các bên liên quan trực tiếp, chính phủ các nước cần phát triển quan hệ đối tác trong một hệ sinh thái rộng hơn, có thể mang lại giá trị lớn hơn.

Quan điểm này được các tổ chức ở châu Á - Thái Bình Dương nhận ra sớm hơn so với các đối tác toàn cầu. Cụ thể, so với các giám đốc điều hành toàn cầu, các giám đốc điều hành ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương có khả năng tạo dựng mối quan hệ với các đối tác mới cao hơn đến 6%.

Không giống như các thị trường khác trên thế giới, châu Á - Thái Bình Dương bao gồm nhiều quốc gia đa dạng, mỗi quốc gia có các hoạt động kinh doanh, sắc thái văn hóa và môi trường pháp lý riêng. Để đạt được mục tiêu phát triển chung, điều này có nghĩa là cần một cách tiếp cận chiến lược đối với bản địa hóa, cùng với đó phải xây dựng lòng tin và đẩy mạnh tư duy sáng tạo. Điều này khiến quan hệ đối tác trở nên không thể thiếu với các quốc gia trong khu vực.

Một yếu tố quan trọng khác cũng được nhắc đến là niềm tin. Trong đó, niềm tin sẽ luôn là trọng tâm của các mối quan hệ đối tác thành công ở châu Á - Thái Bình Dương. Bất kể thế giới, ngành công nghiệp và doanh nghiệp có thay đổi như thế nào, niềm tin vẫn đang và sẽ tiếp tục được xây dựng thông qua việc liên tục cung cấp giá trị nhằm đảm bảo các mối quan hệ đối tác giữa các nước, các doanh nghiệp sẽ bền chặt và phát triển toàn diện.

Theo thông tin được Edelman Trust Barometer 2024 cung cấp, các thị trường lớn trong khu vực bao gồm Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Singapore hiện đang dẫn đầu về niềm tin.

Có thể nói rằng, khi nhắc đến quan hệ đối tác, niềm tin là một yếu tố vô cùng quan trọng. Đây cũng là một thành phần không thể thiếu của các chiến lược phát triển bền vững, thúc đẩy thành công và đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút và giữ chân các đối tác. Khi các bên liên quan ngày càng ưu tiên trách nhiệm xã hội và môi trường, việc thể hiện cam kết phát triển bền vững có thể tăng cường sức hấp dẫn của các mối quan hệ đối tác.

Nhìn chung, quan hệ đối tác là nền tảng của các tổ chức thành công trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đa dạng và giàu văn hóa. Chúng cho phép các công ty điều hướng những thách thức riêng biệt của từng thị trường bằng cách cung cấp hỗ trợ bản địa hóa quan trọng, cùng với đó là xây dựng lòng tin và thúc đẩy tư duy đổi mới. Khi công nghệ tiếp tục phát triển theo cấp số nhân, khả năng thích ứng và mang lại giá trị liên tục thông qua đổi mới sẽ định hình tương lai của các mối quan hệ đối tác lớn mạnh ở châu Á - Thái Bình Dương.

Khẳng định quan điểm của mình, lãnh đạo của các doanh nghiệp Singapore nhấn mạnh, nếu có một điều cần lưu ý trong công cuộc phát triển của khu vực, đó sẽ là các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở châu Á - Thái Bình Dương phải ưu tiên các mối quan hệ đối tác nhanh nhẹn, dựa trên lòng tin để phát triển mạnh mẽ.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyến thăm Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm:
Dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam, Pháp

Theo đặc phái viên TTXVN, ngày 7/10 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời sân bay Orly, thủ đô Paris lên đường về nước kết thúc tốt đẹp các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 3/10 -7/10/20024, theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron.

Dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam, Pháp
Return to top