Thế giới

Nikkei Asia: Xuất khẩu gạo Việt Nam và Thái Lan tăng mạnh

ClockThứ Bảy, 13/01/2024 06:49
TTH - Tạp chí Nikkei Asia ngày 12/1 đưa tin, xuất khẩu gạo từ Việt Nam và Thái Lan đã tăng mạnh sau quyết định hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ, nhà cung cấp gạo lớn nhất trên thế giới, trong bối cảnh các quốc gia nhập khẩu gạo nỗ lực tìm kiếm nguồn cung mới.

Giá gạo Việt Nam, Thái Lan tăng mạnh sau lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn ĐộXuất khẩu gạo đang đứng trước “cơ hội vàng”

 Một kho gạo xuất khẩu tại tỉnh Long An. Ảnh minh họa: TTXVN

Cụ thể, giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt kỷ lục với 4,78 tỷ USD vào năm 2023, tăng 38,4% so với một năm trước đó, dữ liệu hải quan cho thấy. Trong đó, xuất khẩu gạo sang Indonesia tăng hơn gấp 10 lần, trong khi xuất khẩu gạo sang Singapore tăng khoảng 40%, và Ghana tăng khoảng 60%.

 Về khối lượng, Việt Nam là nước sản xuất gạo lớn thứ 5 và là nước xuất khẩu lớn thứ 3 trên thế giới. Bất chấp nhiệt độ cao và lượng mưa thấp xuất hiện nhiều nơi ở khu vực châu Á do hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino, sản lượng gạo được ghi nhận trong năm 2023 đã tăng 1 - 2% so với năm 2022. Đáng chú ý, khối lượng xuất khẩu trong những năm gần đây đã dao động trong khoảng từ 6 - 7 triệu tấn mỗi năm, và đã vượt mức 8 triệu tấn vào năm 2023.

Trước đó, TTXVN đã trích dẫn số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho hay, sản lượng lúa gạo trên cả nước trong năm 2023 đã đạt mức 43,5 triệu tấn, tăng 1,9% do diện tích tăng 10.600ha (tăng 0,1%); và năng suất đạt mức 61 tạ/ha, tăng 1 tạ/ha (tăng 1,7%).

Đối với Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới, ước tính đã xuất khẩu hơn 8 triệu tấn gạo vào năm 2023, đánh dấu mức tăng hơn 10% so với một năm trước đó, đồng thời là mức cao nhất kể từ năm 2018. Trong những năm gần đây, tình trạng hạn hán và chi phí tăng cao đã khiến xuất khẩu sụt giảm; nhưng kể từ đó, xuất khẩu đang đạt mức tăng trưởng.

Theo Nikkei Asia, xuất khẩu gạo tăng nhanh từ Việt Nam và Thái Lan được thúc đẩy bởi quyết định cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati của Chính phủ Ấn Độ kể từ tháng 7 năm ngoái.

Ấn Độ chiếm khoảng 40% lượng gạo xuất khẩu của thế giới. Iran, Saudi Arabia và Trung Quốc là những nước mua chính, cùng với một số quốc gia châu Phi cũng phụ thuộc lớn vào nhà cung cấp gạo này.

Các quốc gia nhập khẩu đang tìm kiếm nguồn cung ổn định. Indonesia đã đạt được cam kết về 2 triệu tấn gạo nhập khẩu từ Thái Lan cho năm 2024, khi Tổng thống Indonesia Joko Widodo có cuộc gặp với Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin hồi tháng 12 vừa qua. Indonesia cũng đảm bảo cam kết nhập khẩu 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ, và đã đạt được thỏa thuận nhập khẩu với Campuchia.

Được biết, giá gạo đã tăng vọt do lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO), mức giá chuẩn đối với gạo xuất khẩu trong tháng 8/2023, ngay sau khi lệnh cấm có hiệu lực đã tăng 15% so với một tháng trước đó, ở mức 645 USD/tấn.

Một số dự báo cho thấy, giá gạo vẫn sẽ ở mức cao trong năm 2024. Ấn Độ có thể tiếp tục hạn chế xuất khẩu sau cuộc bầu cử, và những ảnh hưởng của El Nino có thể kéo dài cho đến giữa năm.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Nikkei Asia)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thái Lan: Phuket chào đón sự bùng nổ của du lịch trái mùa

Văn phòng Phuket của Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) thông tin, doanh thu từ du lịch của Phuket có thể đạt 500 tỷ Bath trong năm 2024, khi hòn đảo triển khai quảng bá du lịch thể thao để thu hút nhiều du khách hơn trong mùa du lịch thấp điểm.

Thái Lan Phuket chào đón sự bùng nổ của du lịch trái mùa
Thái Lan đẩy mạnh thị thực mới thu hút “dân du mục kỹ thuật số”

The Bangkok Post hôm nay (21/9) dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Maris Sangiampongsa cho biết chính phủ nước này đang đẩy mạnh quảng bá Thị thực Đích đến Thái Lan (DTV) – một loại thị thực mới, nhằm thu hút công dân nước ngoài muốn làm việc trong thời gian du lịch và lưu trú tại quốc gia này.

Thái Lan đẩy mạnh thị thực mới thu hút “dân du mục kỹ thuật số”
Return to top