Thế giới

Nikkei: Người tiêu dùng châu Á cần đi đầu trong việc từ bỏ bao bì nilon

ClockThứ Hai, 06/01/2020 16:11
TTH.VN - Đó là nhận định của ông Richard Fine, người sáng lập kiêm Giám đốc bền vững của công ty bao bì bền vững BioPak, được đăng tải trên Tạp chí Nikkei ngày 6/1.

Dùng túi vải, giấy không đúng cách gây ô nhiễm hơn dùng túi nilông?New Zealand cấm túi nilon dùng một lầnMalaysia nỗ lực trở thành quốc gia nói “không” với bao bì nhựa và hộp xốp

Người tiêu dùng mua sắm trong một cửa hàng ở Nhật Bản. Ảnh minh hoạ: thecitylane.com/TTXVN

Theo đó, bền vững môi trường là một chủ đề nóng toàn cầu. Nhật Bản tạo ra nhiều chất thải bao bì nhựa trên đầu người hơn bất kỳ quốc gia nào khác ngoại trừ Hoa Kỳ, và vì vậy Chính phủ Nhật Bản gần đây đã tuyên bố tất cả các nhà bán lẻ, bao gồm các siêu thị và cửa hàng tiện lợi phải tính phí cho túi nilon kể từ mùa hè tới.

Giải quyết ô nhiễm nhựa là một trong những thách thức lớn nhất mà thế giới hiện đang phải đối mặt. Trên toàn cầu, 360 triệu tấn nhựa mới được sản xuất mỗi năm và có tới 12,7 triệu tấn chất thải nhựa được thải ra đại dương, dẫn đến tác hại không thể khắc phục đối với đa dạng sinh học và môi trường. Ít hơn 10% nhựa từng được sản xuất được đưa đi tái chế.

Đáng chú ý, hơn 1/2 chất thải nhựa của đại dương bắt nguồn từ chỉ 5 quốc gia trong khu vực châu Á. Sự phổ biến của nhựa như một vật liệu giá rẻ và bền trong cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng châu Á, cùng với việc ưu tiên cho sự thuận tiện, đồng nghĩa với việc cuộc khủng hoảng chất thải nhựa của khu vực này có nguy cơ sẽ trở nên xấu đi.

Trong những năm qua, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trên phạm vi quốc tế chỉ ra, người tiêu dùng đã ý thức hơn về dấu vết môi trường của họ và muốn các thương hiệu đi theo sự bền vững.

Tuy nhiên, mức giá của các vật liệu thay thế được làm từ các nguồn tài nguyên tái tạo cao hơn dẫn đến hầu hết các doanh nghiệp trong khu vực đã chọn tập trung vào chi phí, thay vì chịu trách nhiệm về môi trường.

Điều này sẽ tiếp tục trì hoãn quá trình chuyển đổi từ mô hình kinh tế tuyến tính, không bền vững hiện tại sang nền kinh tế tuần hoàn tái tạo, nơi không có chất thải, mà chỉ có các nguồn tài nguyên có giá trị.

Bên cạnh đó, sự thay đổi từ nhựa cũng là một thách thức bởi việc thiếu hiểu biết về các lựa chọn thay thế bền vững và thiếu các tiêu chuẩn thực thi.

Tuy nhiên, châu Á đang tăng tốc để giải quyết cuộc khủng hoảng nhựa. Các quốc gia trong khu vực như Ấn Độ và Nhật Bản đã bắt đầu những cuộc thảo luận hoặc lên kế hoạch thực hiện các sáng kiến ​​nhằm hạn chế nhựa dùng một lần.

Những nỗ lực chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp, chẳng hạn như thực hiện các quy định yêu cầu họ tham gia vào việc tái chế nhựa hoặc cấm những loại nhựa dùng một lần.

Một phương pháp khác thường được các Chính phủ áp dụng là tính phí túi nilon. Ở Australia, nơi phương pháp này được thực hiện, đã giảm hơn 80% số lượng túi nilon được sử dụng.

Thế nhưng, hiệu quả của cách tiếp cận từ dưới lên lại bị bỏ qua và khả năng của người tiêu dùng để thay đổi hiệu quả bị đánh giá thấp. Trên thực tế, người tiêu dùng đóng vai trò rất quan trọng, khi họ có sức ảnh hưởng đến các doanh nghiệp bằng cách yêu cầu và hỗ trợ những doanh nghiệp đang ủng hộ việc áp dụng các lựa chọn thay thế bền vững hơn.

Sự hợp tác gần đây của công ty BioPak với dịch vụ giao thức ăn Deliveroo là một ví dụ điển hình. Điều này sẽ thay thế bao bì nilon sử dụng một lần bằng các lựa chọn thay thế có thể phân hủy trong các hoạt động của Deliveroo tại Singapore, trong bối cảnh nhiều người tiêu dùng thích sự tiện lợi của các dịch vụ giao thức ăn.

Theo ông Richard Fine, các doanh nghiệp và chính phủ cần phải làm nhiều hơn để đảm bảo rằng, người tiêu dùng hiểu được thiệt hại về môi trường do nhựa gây ra. Mặt khác, việc sử dụng nhựa sẽ tiếp tục gia tăng và làm trầm trọng thêm tình trạng biến đổi khí hậu, điều này gây ra mối đe dọa đáng kể cho mọi khía cạnh của xã hội, từ nền kinh tế, đến môi trường và sức khỏe con người.

Lê Thảo (Lược dịch từ Nikkei)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Trường Cao đẳng Huế:
Đăng cai Hội thảo "Xã hội và văn hoá châu Á trong thời kỳ công nghệ số"

Với chủ đề "Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số", hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á sẽ diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế. Được Trường Cao đẳng Huế đồng chủ trì tổ chức, đây là lần đầu tiên Trường Cao đẳng Huế vinh dự đăng cai tổ chức sự kiện này.

Đăng cai Hội thảo Xã hội và văn hoá châu Á trong thời  kỳ công nghệ số
Return to top