Thế giới

OIC kêu gọi LHQ giúp ngăn chặn làn sóng người tị nạn Syria

ClockThứ Hai, 14/09/2015 14:17
TTH.VN - Liên Hợp Quốc (LHQ) nên cân nhắc về một lực lượng gìn giữ hòa bình cho Syria - đất nước bị chiến tranh tàn phá - để giúp kiềm chế sự gia tăng của làn sóng người tị nạn đang gây ra tình trạng bất ổn trong khu vực và cả những vùng khác nữa, hãng thông tấn AFP sáng nay (14/9) dẫn lời Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) cho biết.

 
Những người tị nạn Syria chạy trốn khỏi đất nước để tránh các cuộc xung đột. Ảnh: Ndtv

Một cuộc họp khẩn của nhóm 57 thành viên OIC kêu gọi Hội đồng Bảo an LHQ khẩn trương xem xét việc tạo ra "một hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ đa chiều ở Syria như một bước khởi đầu để khôi phục an ninh và ổn định trong cả nước". Tổ chức này cũng kêu gọi phải hành động nhiều hơn để tìm ra một giải pháp chính trị nhanh chóng cho cuộc xung đột ở Syria.

OIC – tổ chức tự cho là đại diện cho tiếng nói chung của thế giới Hồi giáo, cáo buộc rằng cuộc khủng hoảng nhân đạo hiện nay là do "các tội ác chiến tranh của chế độ cai trị ở Syria".

Hơn 4 triệu người Syria đã chạy trốn khỏi đất nước, nơi Tổng thống Bashar al-Assad đang chiến đấu với các nhóm phiến quân khác nhau, bao gồm cả nhóm Hồi giáo Nhà nước IS – tổ thức đã và đang thực hiện những tội ác tràn lan.

Làn sóng di cư từ Syria đang tạo ra một cuộc khủng hoảng ở châu Âu, nơi chỉ riêng nước Đức dự kiến ​​sẽ tiếp nhận khoảng 800.000 người tị nạn từ Syria và các nơi khác trong năm 2015 này.

"Cuộc họp nhấn mạnh trách nhiệm chung của tất cả các quốc gia, đặc biệt là các nước thành viên OIC, nhằm mở cửa cho những người tị nạn Syria như một dấu hiệu của lòng nhân đạo và tình đoàn kết Hồi giáo", một tuyên bố kết thúc cuộc họp cho biết.

OIC lưu ý, hơn một nửa số quốc gia thành viên của tổ chức này không ký Công ước Liên Hợp Quốc về người tị nạn, và thúc giục các nước này nhanh chóng ký vào Công ước nói trên.

Hiện không có quốc gia vùng Vịnh nào tham gia Công ước đặt ra các tiêu chuẩn về việc đổi xử và quyền lợi của những người phải chạy trốn đến một đất nước mới.

Các quốc gia vùng Vịnh Ả Rập nằm trong số những đối thủ gay gắt nhất của chế độ Tổng thống Assad, đang cung cấp tài chính và vũ khí cho các nhóm nổi dậy chống lại vị Tổng thống này.

Đồng thời, Saudi Arabia và các nước láng giềng trong năm ngoái cùng gia nhập vào một liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu ném bom vào lực lượng IS cực đoan tại Syria.

Bên cạnh đó, OIC tiếp tục "kêu gọi tất cả các quốc gia không mở rộng hỗ trợ quân sự cho chế độ Assad".

Lời kêu gọi trên được đưa ra khi Washington cáo buộc Moscow về việc xây dựng lực lượng quân sự ở Syria, nơi Nga ủng hộ Tổng thống Assad chống lại cuộc nổi dậy trong suốt hơn 4 năm qua.

OIC nói rằng, các nước láng giềng của Syria đang tiếp nhận những người tị nạn đã phải mang một gánh nặng nhân đạo rất lớn và do đó, cộng đồng quốc tế nên cung cấp cho các nước này sự hỗ trợ nhiều hơn nữa.

Bảo Nghi (lược dịch từ AFP & NDTV)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển lãm dầu khí quốc tế tập trung vào AI và chuyển đổi năng lượng bền vững

Hội nghị và Triển lãm Dầu khí quốc tế Abu Dhabi (ADIPEC) 2024, một sự kiện hàng đầu của ngành dầu khí đang được tổ chức từ ngày 4 - 7/11 tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Năm nay, ADIPEC nêu bật các chủ đề về trí tuệ nhân tạo (AI) và quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững.

Triển lãm dầu khí quốc tế tập trung vào AI và chuyển đổi năng lượng bền vững
88% người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng

Trong sách trắng đầu tiên về việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong thương mại điện tử tại Đông Nam Á, nền tảng thương mại điện tử Lazada cho biết, nghiên cứu mới của họ đã phát hiện ra phần lớn người tiêu dùng ở Đông Nam Á đang sử dụng AI để đưa ra quyết định mua hàng.

88 người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng
Return to top