Thế giới

Pháp ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 tăng mạnh nhất trong một ngày

ClockThứ Hai, 16/03/2020 15:52
Trong 24 giờ qua, Pháp ghi nhận thêm 900 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc bệnh COVID-19 lên 5.400 ca.

62 người chết, hơn 3.200 người nhiễm SARS-CoV-2 ở MỹItaly: Số ca tử vong do COVID-19 tăng 25% chỉ trong một ngày

Người dân đeo khẩu trang để phòng tránh lây nhiễm COVID-19 tại sân bay Charles de Gaulle ở Roissy, gần Paris, Pháp. (Ảnh: THX/TTXVN)

Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran thông báo nước này đã ghi nhận thêm 29 ca tử vong do bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ngày 15/3, mức tăng mạnh nhất trong một ngày, nâng tổng số ca tử vong lên thành 120 ca kể từ dịch bệnh bùng phát hồi tháng 1 tại Pháp.

Trong 24 giờ qua, Pháp ghi nhận thêm 900 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc bệnh COVID-19 lên 5.400 ca.

Số ca nhiễm mới tăng mạnh tại Pháp trong bối cảnh nước này đã tổ chức vòng 1 cuộc bầu cử địa phương với tỷ lệ cử tri đi bầu ở mức thấp kỷ lục 45% do lo ngại dịch bệnh.

Ông Veran cho biết các quan chức chính phủ dự kiến gặp các cố vấn khoa học trong những ngày tới để xác định xem liệu có tổ chức vòng 2 bầu cử địa phương vào ngày 22/3 hay không.

Nhằm hỗ trợ các bệnh viện phòng chống COVID-19, tập đoàn chuyên về sản phẩm xa xỉ LVMH của Pháp thông báo sẽ bắt đầu sản xuất dung dịch rửa tay khô tại 3 trong số các cơ sở sản xuất mỹ phẩm và nước hoa của tập đoàn tại nước này.

Trong khi đó, Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Costa thông báo nước này và Tây Ban Nha sẽ hạn chế hoạt động di chuyển của cả người và hàng hóa do đại dịch COVID-19.

Quyết định này được đưa ra sau khi ông Costa có cuộc điện đàm với người đồng cấp Tây Ban Nha Pedro Sanchez.

Trong ngày 16/3, Bộ Nội vụ hai nước sẽ công bố chi tiết về biện pháp hạn chế này. Cũng trong ngày 15/3, Bộ Nội vụ Bồ Đào Nha thông báo nước này hạn chế tổ chức các sự kiện có trên 100 người tham dự.

Tính đến ngày 15/3, Bồ Đào Nha xác nhận 245 ca mắc COVID-19. Trong khi đó, Tây Ban ghi nhận thêm 1.407 ca mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này lên 7.798 ca.

Cùng ngày, thông báo của Cơ quan báo chí điện Kremlin cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký quyết định thành lập Nhóm làm việc của Hội đồng Nhà nước về chống lây lan dịch bệnh COVID-19.

Tổng thống Nga cũng phê chuẩn thành phần của Nhóm làm việc gồm 19 người do Thị trưởng thành phố Moskva Sergei Sobyanin đứng đầu. Ông Putin cũng đề nghị người đứng đầu các khu vực bị đe dọa bởi COVID-19 tham gia vào hoạt động của Nhóm làm việc.

Tính đến hết ngày 15/3, tại Nga đã ghi nhận 63 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2, trong đó có 60 người Nga, 1 người Italy và 2 công dân Trung Quốc.

Cộng hòa Cyprus tuyên bố sẽ tiếp tục siết chặt các lệnh hạn chế nhập cảnh và đóng cửa một loạt công ty, trong đó có nhiều khách sạn nhằm kiểm soát dịch bệnh.

Tương tự, Chính phủ Slovenia thông báo sẽ đóng cửa tất cả các quán bar, nhà hàng, trung tâm thể thao, tiệm làm tóc, rạp chiếu phim và đa số các cử hàng từ ngày 16/3.

Chính phủ Croatia cũng đã quyết định tăng cường các biện pháp hạn chế nhập cảnh nhằm ứng phó với dịch COVID-19.

Các biện pháp mà Chính phủ Croatia đưa ra bao gồm cách ly tập trung 14 ngày đối với người nước ngoài đến từ tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc; Italy; vùng Heinsberg thuộc bang North Rhine-Westphalia của Đức; thành phố Daegu và quận Cheongdo của Hàn Quốc; Iran.

Chính phủ Croatia cũng yêu cầu cách ly tại gia đối với tất cả những người đến từ 66 quốc gia và vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, kể cả công dân Croatia.

Theo phương tiện truyền thông tại Croatia, chi phí cách ly tập trung do người được cách ly tự chi trả. Người nước ngoài thuộc diện cách ly tại gia sẽ bị từ chối nhập cảnh và trục xuất nếu không tuân thủ quy định. Công dân Croatia vi phạm sẽ bị phạt nặng hoặc truy tố.

Hiện Croatia đã ghi nhận 49 trường hợp mắc COVID-19 và hơn 500 người đang chờ kết quả xét nghiệm. Chính phủ Croatia đã quyết định đóng cửa tất cả các trường đại học, trung học và tiểu học trên toàn quốc trong vòng 2 tuần kể từ ngày 16/3 và khuyến khích tất cả các địa phương ra quyết định đóng cửa nhà trẻ.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyến thăm Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm:
Dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam, Pháp

Theo đặc phái viên TTXVN, ngày 7/10 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời sân bay Orly, thủ đô Paris lên đường về nước kết thúc tốt đẹp các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 3/10 -7/10/20024, theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron.

Dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam, Pháp
Đại sứ Đinh Toàn Thắng: Nhiều dư địa làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam - Pháp

Nhân chuyến tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới CH Pháp trong các ngày 4 - 7/10/2024, phóng viên TTXVN tại Paris đã phỏng vấn Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng về quan hệ hợp tác giữa hai nước. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

Đại sứ Đinh Toàn Thắng Nhiều dư địa làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam - Pháp
Return to top