Thế giới

Pháp thông qua thẻ vaccine COVID-19

ClockThứ Hai, 17/01/2022 07:09
TTH.VN - Ngày 16/1, Quốc hội Pháp đã thông qua các biện pháp mới nhất của chính phủ nhằm đối phó với đại dịch COVID-19, trong đó bao gồm cả việc thông qua thẻ vaccine - biện pháp vốn đã và đang nhận được nhiều lời tranh cãi từ những người phản đối.

WHO và UNICEF: Các trường học ở châu Âu phải mở cửa trở lạiPhương pháp “Zero COVID” ở châu Á - Thái Bình Dương có thể khiến khu vực gặp nhiều thử tháchChia sẻ vaccine là giải pháp tự vệ trước đại dịch COVID-19Mỹ, Pháp, Nhật gồng mình chống dịch, Anh bắt đầu kế hoạch mở cửa kinh tếPháp bước vào đợt dịch thứ ba

Pháp đang triển khai mọi cách để đối phó với đợt dịch COVID-19 thứ 5. Ảnh minh họa: THX/TTXVN/Vietnam+

Theo đó, các nhà lập pháp tại Hạ viện đã bỏ 215 phiếu ủng hộ, lớn hơn nhiều so với 58 phiếu phản đối, mở đường cho luật mới có thể có hiệu lực trong những ngày tới.

Luật mới sẽ yêu cầu mọi người phải có giấy chứng nhận tiêm chủng mới được vào các địa điểm công cộng như nhà hàng, quán cà phê, rạp chiếu phim và sử dụng các chuyến tàu hỏa đường dài.

Được biết hiện tại, những người chưa được tiêm chủng vẫn có thể đến các điểm đến công cộng này, miễn là họ cung cấp được kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính vẫn còn có hiệu lực. Ngày 15/1, Bộ Y tế Pháp thông tin, gần 78% người dân Pháp đã được tiêm chủng đầy đủ.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người dự kiến sẽ tham gia bầu cử tổng thống cho nhiệm kỳ thứ hai của nước này vào tháng 4 sắp tới, trả lời phóng viên báo Le Parisien rằng, quy định mới đưa ra sẽ khiến cuộc sống của những người chưa tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 trở nên phức tạp đến mức cuối cùng họ sẽ phải tiêm vaccine.

Hàng ngàn người đã biểu tình chống thẻ vaccine ở Paris và một số thành phố khác của đất nước Pháp. Tuy nhiên, sau phát biểu của Tổng thống Emmanuel Macron, số lượng những người biểu tình đã giảm mạnh so với tuần trước.

Những quy định cứng rắn được đưa ra trong bối cảnh Pháp đang ở trong đợt dịch COVID-19 thứ năm, với số ca nhiễm mới ghi nhận hằng ngày thường xuyên đạt mức kỷ lục hơn 300.000 trường hợp. Song số lượng ca bệnh trở nặng buộc các bệnh nhân phải nhập viện và được chăm sóc trong các phòng chăm sóc tích cực ICU thấp hơn nhiều so với thời điểm của đợt dịch đầu tiên, xảy ra vào tháng 3-4/2020.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chính thức mở cửa Học viện WHO tại Pháp:
Hiện thực hóa tầm nhìn về sức khỏe toàn cầu

Hãng Thông tấn The Jakarta Post ngày 19/12 đưa tin, Học viện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại thành phố Lyon, Pháp vừa chính thức mở cửa. Học viện sẽ góp phần đào tạo lực lượng lao động y tế tốt hơn trên toàn thế giới, thông qua chương trình đào tạo trọn đời mạnh mẽ nhất từng được thiết kế trong lĩnh vực y tế công cộng.

Hiện thực hóa tầm nhìn về sức khỏe toàn cầu
Chuyến thăm Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm:
Dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam, Pháp

Theo đặc phái viên TTXVN, ngày 7/10 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời sân bay Orly, thủ đô Paris lên đường về nước kết thúc tốt đẹp các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 3/10 -7/10/20024, theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron.

Dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam, Pháp
Đại sứ Đinh Toàn Thắng: Nhiều dư địa làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam - Pháp

Nhân chuyến tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới CH Pháp trong các ngày 4 - 7/10/2024, phóng viên TTXVN tại Paris đã phỏng vấn Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng về quan hệ hợp tác giữa hai nước. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

Đại sứ Đinh Toàn Thắng Nhiều dư địa làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam - Pháp
Return to top