Thế giới

WHO và UNICEF: Các trường học ở châu Âu phải mở cửa trở lại

ClockThứ Hai, 30/08/2021 15:57
TTH.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) vừa qua đã yêu cầu các trường học trên khắp châu Âu phải mở cửa và đảm bảo an toàn hơn cho giáo viên và trẻ em, nhất là khi biến thể Delta có khả năng lây truyền cao vẫn đang hoành hành trong hầu khắp khu vực.

Mỹ: Một nửa dân số được tiêm chủng vaccine COVID-19Thổ Nhĩ Kỳ phong tỏa toàn diện để ngăn Covid-19, Nhật Bản tăng công suất tiêm chủng40% dân số được tiêm chủng, Israel mở cửa trở lại nhà hàng, hàng quánTrẻ em một số quốc gia bị đẩy ra đường kiếm sống khi đại dịch kéo dàiVũ Hán mở cửa trường học trở lại

Các trường học phải đảm bảo mở cửa để duy trì tiến trình học tập của trẻ em được suôn sẻ. Ảnh minh họa: Getty Images/Nhân Dân

Ông Hans Kluge, người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Âu cho biết: “Đại dịch đã gây ra sự gián đoạn nghiêm trọng nhất lịch sử đối với ngành giáo dục. Điều quan trọng là việc học trên lớp không thể tiếp tục bị gián đoạn”.

Theo ông Hans Kluge, trong lúc đại dịch vẫn tiếp tục, giáo dục trẻ em một cách an toàn là một phần của mục tiêu đảm bảo con đường học tập, đảm bảo sức khỏe tâm thần và kỹ năng xã hội của trẻ. Đây cũng phải là mục tiêu chính của các chính phủ.

Được biết, 40 trong số 53 quốc gia ở khu vực châu Âu đã đóng cửa trường học ở đất nước vào thời điểm dịch bệnh đang trong kỳ cao điểm là tháng 4/2020. Trong lúc hầu hết các trường đã mở cửa trở lại vào tháng 9 cùng năm, tỷ lệ lây nhiễm lại tăng cao, kéo theo các hạn chế mới phải áp dụng và nhiều quốc gia đã rơi vào tình trạng phải đóng cửa trường học trở lại trong thời gian mùa thu và mùa đông.

Tình trạng nghỉ học hàng loạt và đóng cửa trường học thường xuyên đã tiếp tục diễn ra ở một số quốc gia trong suốt mùa xuân và đầu mùa hè năm nay, với hơn 1 triệu trẻ em ở Anh vào cuối tháng 7 vừa qua đã phải nghỉ học vì những lý do liên quan đến COVID-19.

“Chúng tôi khuyến khích các quốc gia tiếp tục mở cửa trường học và kêu gọi tất cả các trường áp dụng các biện pháp để giảm thiểu nguy cơ của COVID-19, cũng như kìm hãm sự lây lan của các biến thể trong suốt năm học mới”, ông Hans Kluge cho biết trong một tuyên bố chung với Phó Giám đốc khu vực châu Âu và Trung Á của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) Philippe Cori.

Hai tổ chức cho biết, giáo viên và các nhân viên trong trường học phải là nhóm đối tượng chính của các chương trình tiêm chủng quốc gia. Đồng thời, WHO và UNICEF cũng cho rằng tất cả trẻ em từ 12 tuổi trở lên có tình trạng sức khỏe ở mức cơ bản cũng nên được tiêm chủng.

Môi trường trường học an toàn cũng nên được đảm bảo bằng cách cải thiện hệ thống thông gió trong lớp học, giảm sĩ số lớp học nếu có thể, duy trì các nguyên tắc về giãn cách, giữ khoảng cách giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, nhân viên trường học... và thường xuyên xét nghiệm cho cả học sinh và giáo viên, nhân viên của trường.

Phó Giám đốc Philippe Cori cho biết: “Đại dịch vẫn chưa kết thúc. Trẻ em và thanh thiếu niên không thể có thêm một năm học bị gián đoạn. Họ là những nạn nhân thầm lặng của đại dịch và những người thiệt thòi nhất đã nằm trong số những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất”.

Khi trường học bị đóng cửa, trẻ em sẽ bị bỏ lỡ việc học và vui chơi với bạn bè, đồng thời cũng có thể đối mặt với nguy cơ hứng chịu bạo lực gia đình. Chính phủ các nước phải đảm bảo các trường học được mở lại và mở cửa một cách an toàn.

Trong một ý kiến có liên quan, ông Hans Kluge thông tin: “Tiêm phòng là tuyến phòng thủ tốt nhất để chống lại đại dịch, đồng thời cũng phải tiếp tục tuân thủ các biện pháp xã hội và sức khỏe cộng đồng, bao gồm xét nghiệm, truy vết, cách ly và kiểm dịch. Để đại dịch chấm dứt, chúng ta cần phải nhanh chóng mở rộng quy mô tiêm chủng một cách công bằng ở tất cả các quốc gia, bao gồm cả việc hỗ trợ sản xuất và chia sẻ vaccine. Dữ liệu cho thấy rõ ràng rằng, tiêm chủng đầy đủ là cách làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong bởi đại dịch COVID-19.

Được biết, hai tổ chức WHO và UNICEF đã công một loạt 8 khuyến nghị, bao gồm đảm bảo trường học nằm trong số những nơi cuối cùng đóng cửa và là nơi đầu tiên mở cửa trở lại, cùng với đó là thực hiện các chiến lược xét nghiệm, giảm thiểu rủi ro và tiêm chủng hiệu quả, cũng như bảo vệ sức khỏe tinh thần và xã hội của trẻ em.

Đan Lê (Lược dịch từ The Guardian)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày Trẻ em thế giới (20/11):
UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em

Sự thay đổi nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ tạo ra một tương lai ảm đạm cho trẻ em vào giữa thế kỷ 21, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo trong một báo cáo thường niên, được công bố vào Ngày Trẻ em thế giới (20/11).

UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em
Trò đến lớp, thầy vui!

Bên cạnh dạy học, thầy cô giáo ở vùng cao A Lưới còn phụ trách thêm công tác vận động học sinh đến trường. Thấy học sinh nghỉ học dài ngày, có nguy cơ bỏ học, sau giờ dạy, giáo viên lại tìm đến nhà tìm hiểu, động viên, nhắc nhở. Niềm vui giản dị của các nhà giáo nơi đây là được thấy học sinh trở lại trường.

Trò đến lớp, thầy vui
Hơn 16.000 bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024

Được phát động từ tháng 4 đến nay, cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 thu hút 16.358 bài dự thi đến từ 120 trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh tham gia.

Hơn 16 000 bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024
Chăm lo lưu học sinh Lào

Là trường cao đẳng duy nhất trên địa bàn tỉnh đào tạo và cấp chứng chỉ năng lực tiếng Việt cho lưu học sinh (LHS) Lào, Trường Cao đẳng Huế đã và đang thực hiện tốt nhiệm vụ vừa nâng cao chất lượng đào tạo, vừa tích cực chăm lo cho LHS.

Chăm lo lưu học sinh Lào
Return to top