Thế giới

Phát hiện 5.500 loài virus mới trong đại dương

ClockThứ Tư, 13/04/2022 15:49
Các nhà khoa học vừa có một phát hiện mới quan trọng khi tìm ra ít nhất 5.500 loài virus chưa từng được biết tới trong đại dương khắp toàn cầu.

Đại dịch với thế hệ vaccine tiếp theoPhilippines tìm thấy loại virus SARS-CoV-2 biến thể mớiVirus cúm gia cầm mới có khả năng lây truyền từ người sang người

Ảnh minh họa: Getty Images

Theo tờ Independent, phát hiện này khiến các nhà nghiên cứu đề xuất thêm nhiều danh mục để phân loại chúng nhằm nắm bắt chính xác tính đa dạng của virus.

Nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã kết hợp các phân tích học máy với các cây tiến hóa truyền thống để đánh giá 35.000 mẫu nước từ khắp nơi trên thế giới, nhằm xác định các loại virus mới có chứa vật liệu di truyền RNA.

Các nhà nghiên cứu cho biết rằng con người mới chỉ nghiên cứu một phần nhỏ trong số hàng nghìn loài virus gây hại cho con người, thực vật và động vật.

Phát hiện trên vừa được công bố trên tạp chí Science. Theo đó, các loài virus mới được phát hiện không chỉ đại diện cho 5 phyla (ngành) virus RNA đã biết (phyla là cấp độ phân loại), mà nghiên cứu còn chỉ ra rằng cần ít nhất 5 loại phyla mới để phản ánh tính đa dạng của các virus mới được phát hiện.

Các nhà nghiên cứu cho biết mặc dù hàng trăm loài virus RNA mới có đặc điểm phù hợp với các phân loại hiện có, nhưng có hàng nghìn loài khác có thể được nhóm lại thành 5 ngành mới được đề xuất.

Đó là Taraviricota, Pomiviricota, Paraxenoviricota, Wamoviricota và Arctiviricota.

Phần lớn các virus mới vừa được phát hiện thuộc về ngành Taraviricota.

Tác giả chính nghiên cứu, ông Matthew Sullivan tại Đại học Bang Ohio cho biết: “Các virus mới rất đa dạng và có cả một phân loài mới là Taraviricota được tìm thấy trên khắp các đại dương. Điều này cho thấy chúng rất quan trọng về mặt sinh thái học”.

Các nhà khoa học cho biết loại virus lây nhiễm vi khuẩn có 3 chức năng chính: tiêu diệt tế bào, thay đổi cách quản lý năng lượng của tế bào bị nó lây nhiễm và chuyển gien từ vật chủ này sang vật chủ khác.

Do đó, làm sáng tỏ thêm thông tin về tính đa dạng của virus trên thực vật và trong các đại dương trên thế giới có thể giúp hiểu rõ hơn về vai trò của vi sinh vật biển trong thích ứng với biến đổi khí hậu của đại dương.

Các vi sinh vật biển này là “nút” trên một máy bơm sinh học có ảnh hưởng đến cách lưu trữ carbon trong các đại dương, vì các khối nước lớn bao phủ hầu hết Trái Đất hấp thụ một nửa lượng CO2 trong khí quyển mà hoạt động của con người tạo ra.

Hệ thống phân loại virus tiếp tục phát triển khi các nhà khoa học cố gắng tìm hiểu vai trò của virus trong các hệ sinh thái đại dương.

Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus (ICTV) gần đây đã công nhận 5 ngành trong thế giới sinh vật Orthornavirae.

Mặc dù các nghiên cứu trước đây sử dụng các hạt virus để phân tích, nhưng nghiên cứu mới phải dựa trên các trình tự được trích xuất từ ​​các gien biểu hiện ở các sinh vật trôi nổi trên biển.

Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định rằng có ít nhất 11 lớp virus RNA mới thuộc loại Orthornavirae tồn tại, chứ không chỉ 5 ngành mới.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các quần thể động vật hoang dã giảm 73% kể từ năm 1970

Ấn bản mới nhất của một đánh giá mang tính bước ngoặt do Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) công bố vào ngày 10/10 cho biết, quần thể hoang dã của các loài động vật được theo dõi đã giảm hơn 70% trong nửa thế kỷ qua.

Các quần thể động vật hoang dã giảm 73 kể từ năm 1970
Tiếp nhận 3 cá thể động vật hoang dã quý hiếm

Thông tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh ngày 25/9, các đơn vị kiểm lâm đã tiếp nhận 3 cá thể động vật hoang dã quý, hiếm của một người dân tự nguyện giao nộp thông qua đường dây nóng.

Tiếp nhận 3 cá thể động vật hoang dã quý hiếm
FAO: Rủi ro khí hậu sẽ ảnh hưởng đến lượng cá trên khắp các đại dương

Theo báo cáo mới được công bố của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), những dự báo mới nêu bật những rủi ro khí hậu tiềm ẩn đối với sinh khối cá (khối lượng của các cá thể cá sống trong một khu vực hoặc hệ sinh thái nhất định) có thể khai thác ở hầu hết các khu vực các đại dương trên thế giới, bao gồm các quốc gia có sản lượng cá hàng đầu và những quốc gia phụ thuộc nhiều vào thủy sản.

FAO Rủi ro khí hậu sẽ ảnh hưởng đến lượng cá trên khắp các đại dương
Chung tay bảo vệ động vật hoang dã

Ngày 19/7, Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) hỗ trợ, tổ chức truyền thông phổ biến các quy định pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã (ĐVHD) cho các cơ sở gây nuôi ĐVHD.

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã
Return to top