Thế giới

Philippines – quốc gia châu Á đầu tiên chấp nhận vaccine sốt xuất huyết

ClockThứ Tư, 23/12/2015 07:15
TTH.VN - Hôm qua (22/12), Philippines trở thành quốc gia châu Á đầu tiên thông qua việc buôn bán vaccine sốt xuất huyết đầu tiên của thế giới, theo tin từ AFP.

Dengvaxia, được sản xuất bởi công ty dược phẩm khổng lồ của Pháp Sanofi, đã được Mexico chính thức công nhận là vaccine đầu tiên trên thế giới chống lại loại virus gây ra bệnh sốt xuất huyết cách đây 2 tuần, và hiện đang được xem xét bởi khoảng 20 quốc gia ở châu Á và châu Mỹ Latin.

Người ta hy vọng rằng, loại thuốc này cuối cùng cũng có thể giúp ngăn chặn hàng triệu người phải tử vong do sốt xuất huyết – căn bệnh truyền qua muỗi với tốc độ lây lan nhanh nhất trên thế giới.

Các nhân viên làm việc trên một dây chuyền sản xuất vaccine Dengvaxia của Sanofi, Pháp. Ảnh: AFP.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, có đến 400 triệu người trên toàn thế giới nhiễm virus sốt xuất huyết mỗi năm, trong đó có 2/3 ở châu Á. "Đây là một bước tiến quan trọng trong việc phòng chống bệnh sốt xuất huyết và cho sức khỏe cộng đồng", ông Olivier Charmeil, người đứng đầu bộ phận vaccine của Sanofi cho biết trong một tuyên bố.

Các nhà khoa học từ lâu đã bị “làm khó” bởi bệnh sốt xuất huyết, bao gồm 4 chủng virus riêng biệt, buộc các nhà nghiên cứu phải tìm ra một loại thuốc có khả năng cùng lúc chống lại tất cả 4 loại trên.

Thử nghiệm lâm sàng - thực hiện trên 40.000 người từ 15 quốc gia - cho thấy, vaccine Dengvaxia có thể ngăn chặn cả 4 loại virus gây bệnh, có khả năng chủng ngừa cho 2/3 số người trong độ tuổi từ 9-45, và đặc biệt hữu ích để ngăn tái phát bệnh. Tuy tỷ lệ này tương đối thấp so với các loại vaccine khác, nhưng Dengvaxia lại phát huy tác dụng đến 93,2% trong việc ngăn chặn bệnh diễn biến trầm trọng, và giúp giảm nguy cơ nhập viện đến 80%.

Bệnh sốt xuất huyết có thể gây ra một cơn sốt nghiêm trọng, cùng với đau khớp và cơ bắp. Bệnh này hiện không có thuốc chữa, và trẻ em có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Các dạng nguy hiểm nhất của bệnh này giết chết khoảng 22.000 người mỗi năm, WHO cho biết.

Sốt xuất huyết từng được coi là một bệnh của vùng nhiệt đới, đặc hữu chỉ ở 9 quốc gia, nhưng chính sự toàn cầu hóa, đô thị hóa, biến đổi khí hậu và di chuyển bằng máy bay đang khiến căn bệnh này di chuyển vào các vùng ôn đới hơn. Giờ đây, nó là loại đặc hữu ở hơn 100 quốc gia trên toàn cầu.

Theo số liệu thống kê của WHO, các trường hợp nhiễm bệnh đã tăng gấp 30 lần trong vòng 50 năm qua, với hơn 1/2 dân số thế giới có khả năng pahir đối diện với nguy cơ nhiễm bệnh. Hàng triệu liều vaccine đã sẵn sàng để được chuyển đi, và Sanofi dự kiến ​​sản lượng hàng năm sẽ đạt 100 triệu liều bắt đầu từ năm 2017.

Được biết, Dengvaxia là loại vaccine được công ty Sanofi nghiên cứu và phát triển trong suốt 20 năm qua với số tiền lên tới 1,5 tỷ EUR (khoảng 1,6 tỷ USD), bao gồm các khoản đầu tư sản xuất. Tuy nhiên, loại vaccine này có thể mang lại cho công ty hơn 1 tỷ USD mỗi năm, bắt đầu từ năm 2018 hoặc 2019, các nhà phân tích nhận định.

Nhiều công ty dược phẩm khác cũng đang phát triển loại vaccine phòng chống sốt xuất huyết, trong đó có công ty Merck của Mỹ, Takeda của Nhật Bản và GlaxoSmithKline của Anh, nhưng Sanofi hiện đang dẫn đầu cuộc cạnh tranh này.

Tố Quyên (lược dịch từ AFP & CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) chuẩn bị tái định hình các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, một nghịch lý đang nổi lên rằng mặc dù nhu cầu tận dụng tiềm năng của công nghệ đang ngày càng tăng, các kỹ năng liên quan đến AI nhìn chung vẫn thiếu hụt.

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025
Return to top