Thế giới

Quan hệ Iran-Hàn Quốc giúp thúc đẩy hòa bình thế giới

ClockChủ Nhật, 08/11/2015 07:23
TTH.VN - PressTV sáng nay (8/11) dẫn lời Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho rằng, Iran và Hàn Quốc cần tăng cường hợp tác để thúc đẩy hòa bình và ổn định ở khu vực Trung Đông và khu vực Đông Nam Á.


Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif (phải) bắt tay với người đồng cấp Hàn Quốc Yun Byung-se tại Tehran. Ảnh: PressTV

Trong cuộc họp cấp cao với Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se tại thủ đô Tehran hôm 7/11, ông Rouhani khẳng định hai nước vẫn luôn luôn duy trì mối quan hệ thân mật và phát triển.

“Iran là một quốc gia có tiềm năng tuyệt vời và giữ vị trí quan trọng trong khu vực. Hàn Quốc là một quốc gia quan trọng ở Đông Nam Á, với năng lực đáng kể trong việc mở rộng các mối quan hệ trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa và chính trị”, Tổng thống Iran cho biết.
Ông Rouhani cũng nói thêm rằng, Tehran và Seoul nên tận dụng những điều kiện hiện tại để đạt được các tiến bộ trong hợp tác kinh tế, khoa học và du lịch văn hóa.
Về phần mình, Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se nhận định, Seoul quan tâm đến việc cải thiện hợp tác kinh tế với Tehran. Các công ty khổng lồ của Hàn Quốc đang mong đợi thời điểm những biện pháp trừng phạt đối với Tehran được gỡ bỏ, để tăng cường sự hiện diện của họ trên thị trường Iran.
Iran quyết tâm thúc đẩy mối quan hệ toàn diện với Hàn Quốc
Cùng ngày 7/11, Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif cho hay, Iran và Hàn Quốc luôn luôn xây dựng mối quan hệ dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và lợi ích chung của hai nước, điều đó thể hiện sự quyết tâm của Tehran nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ toàn diện với Seoul.
“Cộng hòa Hồi giáo Iran sẵn sàng mở rộng hợp tác với Đại Hàn Dân Quốc trong tất cả các lĩnh vực như kinh tế, chính trị và Quốc hội”, ông Zarif phát biểu trong một cuộc họp với người đồng cấp Hàn Quốc.
Ngoài ra, nhà ngoại giao hàng đầu Iran cũng đề cập đến thỏa thuận hạt nhân đạt được giữa Iran và nhóm P5+1 tại thủ đô Vienna (Áo) vào giữa tháng 7 năm nay, đồng thời khẳng định, kết luận của thỏa thuận này chứng minh rằng nhiều cuộc xung đột có thể được giải quyết thông qua ngoại giao.
Ông Zarif nói thêm, thỏa thuận hạt nhân còn được gọi là Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA) có thể mở ra triển vọng mới cho kinh tế, thương mại và các doanh nghiệp, ngân hàng để giúp thực hiện các mục tiêu chung của hai nước.
Cũng theo ông Zarif, Ủy ban kinh tế chung Iran-Hàn Quốc có thể xây dựng nền tảng cho việc sản xuất hàng hóa, cũng như đầu tư kinh doanh trong các lĩnh vực năng lượng, môi trường, ngân hàng, khoa học và du lịch.
“Tehran và Seoul đang có cơ hội tốt để mở rộng tham vấn trong lĩnh vực nhân quyền và cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế”, Ngoại trưởng Iran nhấn mạnh thêm.
Về phía Hàn Quốc, ông Yun cho hay, kết luận của thỏa thuận hạt nhân sẽ góp phần vào việc thiết lập hòa bình và an ninh quốc tế. Seoul mong muốn thúc đẩy quan hệ thương mại và ngoại giao với Tehran, nhất là sau khi JCPOA công bố kết luận chính thức.

Thanh Ngân (lược dịch từ PressTV & Yonhap)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ là dòng khách tiềm năng cho nhiều quốc gia

Ghi nhận khảo sát trong thời gian gần đây cho thấy, du khách Ấn Độ đang có nhu cầu du lịch ngày càng cao. Điều này thể hiện rõ khi nhiều người rất háo hức trải nghiệm du thuyền Disney Adventure của Disney Cruise Line, lần đầu tiên có mặt tại châu Á tại Singapore và mong muốn tàu khởi hành sớm hơn so với dự kiến vào tháng 12/2025. Thậm chí, một số gia đình đã lên kế hoạch du lịch đến những nước châu Á khác như Nhật Bản trong thời gian chờ đợi tàu khởi hành.

Ấn Độ là dòng khách tiềm năng cho nhiều quốc gia
GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Return to top