Thế giới

Quyền lãnh đạo của Việt Nam ở ASEAN: Cơ hội trong khủng hoảng

ClockThứ Năm, 30/07/2020 16:29
TTH.VN - Trong nửa cuối năm 2020, Việt Nam nên tập trung vào việc kết hợp nền kinh tế phi chính thức với nền kinh tế chính thức và nối lại các cuộc đàm phán cho bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.

Hàn Quốc: Việt Nam đảm đương hiệu quả vai trò Chủ tịch ASEANViệt Nam-ASEAN khẳng định vị thế hợp tác khu vực và thế giới25 năm hợp tác thương mại Việt Nam-ASEANEVFTA có ý nghĩa gì đối với Việt Nam và ASEAN?Hội nghị các Quan chức cao cấp 18 nước tham gia Cấp cao Đông Á (EAS)

Việt Nam đã, đang và sẽ thể hiện tốt quyền chủ tịch ASEAN trong năm 2020. Ảnh minh họa: TTXVN/ Sài Gòn Giải Phóng 

Việt Nam vẫn đang làm tốt

Năm 2020 được dự kiến là một năm ngoại giao lớn đối với Việt Nam, nhất là khi Việt Nam giữ chức chủ tịch luận phiên của khối ASEAN. Điều này rất có ý nghĩa bởi nó cho phép Việt Nam nâng cao vị thế ngoại giao trong ASEAN, đồng thời thúc đẩy các vấn đề đại diện cho ưu tiên của quốc gia và khu vực.

Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 và việc hạn chế đi lại khiến các chương trình hội nghị thượng đỉnh và hoạt động trong lĩnh vực ngoại giao bị gián đoạn.

Song nhìn chung, Việt Nam vẫn được đánh giá là một trong những quốc gia có thể kiểm soát được đại dịch, ít nhất là trong thời điểm hiện tại. Mặc dù có mật độ dân số dày đặc ở thành thị, ngân sách quốc gia khiêm tốn, năng lực xét nghiệm hạn chế... nhưng Việt Nam đã và đang vượt lên thách thức bằng cách dựa vào các biện pháp phòng ngừa từ sớm, theo dõi tình hình nghiêm ngặt và quản lý gắt gao.

Tính đến tháng 7/2020, Việt Nam có trên 400 ca dương tính với COVID-19 được ghi nhận, 0 ca tử vong. Mô hình phòng chống dịch thành công của Việt Nam cũng trở thành hình mẫu cho các phản ứng đại dịch và nhận được sự tôn trong từ nhiều quốc gia khác.

Việt Nam vẫn tiếp tục cố gắng lãnh đạo ASEAN một cách hiệu quả. Đơn cử, Việt Nam đã chủ trì hàng loạt hội nghị trực tuyến thảo luận về ứng phó đại dịch, không chỉ được tổ chức giữa các nước thành viên ASEAN mà còn với các đối tác bên ngoài khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ. Để thúc đẩy hơn nữa vai trò lãnh đạo trong khối ASEAN, Việt Nam cũng tham gia vào chiến lược “Ngoại giao khẩu trang” (Mask Diplomacy) thông qua việc quyên góp khẩu trang và vật tư y tế cho các nước ASEAN như Lào, Campuchia, cũng như châu Âu và cả Mỹ. Song phải nhấn mạnh rằng quyền lãnh đạo của Việt Nam được thể hiện rõ nhất trong Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36.

Nhóm khu vực, được biết đến với việc đưa ra quyết định dựa trên sự đồng thuận và ưu tiên cho chính sách ngoại giao không ràng buộc đã có một động thái đáng ngạc nhiên thông qua việc khẳng định Công ước Liên Hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 là khuôn khổ pháp lý để xác định yêu sách và phạm vi hoạt động hàng hải trên Biển Đông.

Tuyên bố của ASEAN chống lại các yêu sách về lãnh thổ và hàng hải của Trung Quốc có thể đóng góp cho nỗ lực của Việt Nam về huy động xây dựng một lập trường khu vực thống nhất về tranh chấp.

Thách thức và vượt qua thách thức

Nhìn lại khủng hoảng sức khỏe COVID-19. Ứng phó của Việt Nam đối với đại dịch tuy hiệu quả nhưng đại dịch cũng để lại cho đất nước gánh nặng kinh tế nghiêm trọng. Nền kinh tế Việt Nam – một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực đã và đang chịu cú giáng mạnh bởi suy thoái gây nên do COVID-19.

Cụ thể, theo Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Việt Nam, Việt Nam sẽ chỉ chứng kiến mức tăng trưởng GDP 0,36% trong quý II/2020, giảm mạnh so với mức 6,71% của năm 2019. Nhiều chỉ số khác cũng không cho thấy dấu hiệu lạc quan cho nền kinh tế. Ví dụ, tỷ lệ các doanh nghiệp phải đóng cửa tạm thời tăng 38,2% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi số lượng lao động cũng giảm 21,8%. Hai lĩnh vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng và du lịch và sản xuất do hạn chế đi lại và gián đoạn chỗi cung ứng.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một điểm sáng để phục hồi kinh tế và góp mặt trong số ít những quốc gia tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2020 nhờ vào việc triển khai sớm và thành công ứng phó với đại dịch.

Nhìn chung, nửa đầu năm 2020 đã mang lại cả những thành tựu và thách thức hữu hình cho Việt Nam. Trong nửa cuối năm, Việt Nam sẽ cần tiếp tục lãnh đạo hiệu quả khối ASEAN bằng cách tăng tốc độ phục hồi và thúc đẩy đàm phán Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông. Sự phục hồi kinh tế không chỉ nâng cao vị thế ngoại giao của Việt Nam mà còn giải phóng sự chú ý và tiềm lực nhằm tập trung hơn cho các vấn đề khu vực.

Hiện nay, quá trình phục hồi chậm và “gập ghềnh” của Mỹ và châu Âu có thể trì hoãn sự phục hồi của chính Việt Nam bởi đây là hai đối tác thương mại quan trọng. Đồng thời các nước ASEAN khác cũng đang phải vật lộn với những vấn đề tương tự. Bởi vậy, Việt Nam có thể biến mục tiêu phục hồi kinh tế trở thành mục tiêu chung cho hợp tác khu vực và đưa ra các ý tưởng để tăng tốc độ phục hồi, cùng với đó là ủng hộ các đề xuất như cung cấp đào tạo, cải thiện khả năng tiếp cận tài chính và điều kiện việc làm để thúc đẩy an sinh xã hội, đảm bảo sinh kế cho người dân...

Kết hợp với nhiều nỗ lực khác trong tăng cường hội nhập, giải quyết vấn đề Biển Đông... Việt Nam vẫn có thể hy vọng nửa cuối năm sẽ tươi sáng hơn bằng cách sử dụng vị thế của mình thúc đẩy hợp tác nội bộ, hợp tác ngoài khu vực để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, duy trì ổn định và bền vững đồng thời góp phần quản lý những thách thức an ninh mà ASEAN gặp phải.

Đan Lê (Lược dịch từ Eurasia Review)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Tròn vai

Năng động, nhiệt tình, tận tâm, giao tiếp tốt bằng tiếng Nhật là lợi thế giúp ông Lê Quý Hoàng, Chủ tịch Công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty TNHH MSV làm tròn vai người “thủ lĩnh” công đoàn từ nhiều năm nay.

Tròn vai
PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Công điện khẩn ứng phó bão số 6

Sáng 25/10, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương có Công điện khẩn gửi đến chủ tịch UBND các huyện, thị xã và TP. Huế; Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; giám đốc các sở, thủ trưởng các cơ quan, đoàn thể trong tỉnh, các cơ quan Trung ương; chủ các hồ đập thủy điện, thủy lợi trên địa bàn tỉnh về việc chủ động ứng phó với bão số 6 có tên gọi quốc tế TRAMI

Công điện khẩn ứng phó bão số 6
Return to top