Thế giới
Cập nhật COVID-19:

SARS-CoV-2 có thể lây lan trong không khí

ClockThứ Ba, 07/07/2020 07:42
TTH.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang xem xét một báo cáo trong đó kêu gọi tổ chức cập nhật các thông tin mới nhất về dịch COVID-19, sau khi hơn 200 nhà khoa học đưa ra bằng chứng cho thấy virus SARS-CoV-2 có thể lây lan trong không khí.

Dịch Covid-19 bùng phát trở lại, nhiều nước tái áp đặt lệnh phong tỏaNhiều nước châu Âu tái phong toả địa phương khi dịch bùng phát trở lại“Tiếp tục đi cùng nhau để nổi lên mạnh mẽ hơn”Đại dịch tác động đến nhiều di sản thế giới ở ASEAN

Hơn 200 nhà khoa học đưa ra bằng chứng cho thấy virus SARS-CoV-2 có thể lây lan trong không khí. Ảnh minh họa: SCMP/ Tuổi trẻ Online

Cụ thể, WHO thông tin SARS-CoV-2, loại virus gây nên COVID-19 lây lan chủ yếu qua các giọt bắn thoái ra từ mũi và miệng của người nhiễm bệnh và nhanh chóng rơi xuống đất. Tuy nhiên, trong một bức thư gửi đến văn phòng WHO ở Geneva, 239 nhà khoa học ở 32 quốc gia đã đưa ra các bằng chứng cho thấy các hạt virus vẫn trôi nổi trong không khí và có thể lây nhiễm cho những người hít phải chúng.

Cho rằng nguy cơ truyền bệnh trong không khí là có tồn tại, giới chuyên gia thúc giục WHO nhanh chóng điều chỉnh hướng dẫn phòng chống dịch để giới hạn tối đa nguy cơ lây bệnh cho người dân toàn cầu.

Bất kỳ những thay đổi nào trong đánh giá rủi ro lây nhiễm của WHO đều có thể ảnh hưởng đến hướng dẫn của tổ chức về biện pháp giãn cách xã hội, trong đó mỗi người phải cách nhau 1m. Dựa vào văn bản hướng dẫn chống dịch của WHO, chính phủ các nước cũng có thể sẽ phải điều chỉnh các biện pháp y tế công cộng nhằm mục đích kiềm chế sự lây lan của virus.

Hiện WHO vẫn đang xem xét “aerosol” như một con đường lây nhiễm có thể xảy ra. Song ngoài ý kiến của các nhà khoa học, vẫn chưa có một bằng chứng thuyết phục nào cho thấy tổ chức chắc chắn sẽ thay đổi điều hướng phòng, chống căn bệnh lây lan trên toàn cầu.

Cập nhật tình hình đại dịch, tính đến 7h ngày 7/7 theo giờ Việt Nam, thế giới ghi nhận tổng cộng hơn 11 triệu ca nhiễm COVID-19, trong đó có hơn 540.000 người tử vong và gần 6,7 người đã bình phục. Mỹ vẫn là quốc gia có số lượng ca dương tính cao nhất thế giới, chạm mốc 3.309.671 trường hợp.

Chuyên gia Y tế Nhà Trắng Anthony Fauci mới đây nhận định tình hình diễn biến của đại dịch ở Mỹ “thực sự không khả quan và Mỹ có thể sẽ phải đối mặt với một đợt dịch nghiêm trọng, yêu cầu chính phủ phải giải quyết ngay lập tức”.

Trong khi đó tại Brazil, chỉ trong vòng 24h qua, nước này đã ghi nhận thêm 20.229 ca nhiễm mới và thêm 620 người đã tử vong vì đại dịch.

Israel cũng ngay lập tức đóng cửa các quán bar, phòng tập thể dục, trung tâm tổ chức sự kiện và hủy bỏ nhiều sự kiện văn hóa để tập trung đối phó với COVID-19. Cụ thể, giới chức nước này đã đưa ra giới hạn số lượng khách cho thể cùng vào 1 quán ăn, nhà hàng trên địa bàn toàn quốc là 20 người/lần, áp dụng cho quán ăn trong nhà và 30 người/lần đối với khu vực ngoài trời. Xe buýt cũng chỉ cho phép chở tối đa 20 hành khách/lượt. Động thái được triển khai khi Israel chỉ ghi nhận 30.749 trường hợp nhiễm bệnh, song sự gia tăng về số ca nhiễm trong thời gian gần đây đã và đang khiến lệnh phong tỏa có thể sẽ được xem xét tái áp dụng.

Ở châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc, tính đến ngày 6/7 đã ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày giảm. Tuy nhiên, ổ dịch tại các thành phố lớn vẫn đang diễn biến khá phức tạp. Hàn Quốc có 13.137 ca nhiễm SARS-CoV-2; 284 trường hợp tử vong và hơn 11.000 người đã khỏi bệnh.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA, Worldmeters, Dw & Yonhap)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Thông tin doanh nghiệp:
Thời tiết "Nồm Ẩm" cần có thiết bị này trong nhà?

Mùa nồm đến gần gây cảm giác khó chịu và làm tăng khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp. Nồm ẩm còn khiến cho đồ nội thất, máy móc, thiết bị dễ bị ẩm mốc, mối mọt, gỉ sét dẫn đến hư hỏng.

Thời tiết Nồm Ẩm cần có thiết bị này trong nhà
Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê

Đọc Trần Băng Khuê, tôi không có cảm giác đang chạm vào một cấu trúc hư cấu kiểu mẫu, mà đang mò mẫm bước qua từng không gian luôn khép kín, chỉ có một cánh cửa để mở vào một không gian khác và cứ thế dẫm lên những siêu hiện thực không ngừng được bày ra.

Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Return to top