Thế giới

Siêu bão Hagibis tấn công Nhật Bản: Ít nhất 9 người thiệt mạng, hàng triệu người bị ảnh hưởng

ClockChủ Nhật, 13/10/2019 10:58
TTH.VN - Cơn bão mạnh nhất trong nhiều thập kỷ qua đã quét qua Tokyo và đổ bộ vào miền bắc Nhật Bản vào sáng sớm nay sau khi các trận mưa lớn và gió dữ dội làm tê liệt thủ đô, khiến ít nhất 9 người thiệt mạng, hàng triệu người được khuyến cáo cần sơ tán, các con sông bị ngập lụt và đường phố vắng bóng người, tin mới nhất được Japan Times tổng hợp cho biết.

Sau bão Trami, Nhật Bản lại đối mặt siêu bão Kong-reySau siêu bão và động đất, Nhật Bản tiếp tục đối mặt với rung chấn mạnhNhật Bản triển khai hành động ứng phó khi bão Jebi đổ bộSiêu bão Jebi đổ bộ vào Nhật BảnNhật Bản: Siêu bão sẽ nhấn chìm 1/3 diện tích Tokyo

Siêu bão Hagibis gây thiệt hại nghiêm trọng ở Tolyo, Nhật Bản ngày 12/10/2019. Ảnh: Getty Image/Laodong

Theo tin từ đài truyền hình NHK, ít nhất 9 người đã thiệt mạng ở các quận Chiba, Gunma, Fukushima, Tochigi và Kanagawa, trong khi 15 người khác vẫn đang mất tích tính đến sáng nay (13/10).

Một nhân viên bảo vệ bờ biển địa phương tiết lộ rằng, một tàu chở hàng của Panama với 12 thuyền viên được cho là đã bị chìm ở vịnh Tokyo, trong đó có 3 thuyền viên đã được giải cứu vào sáng sớm nay.

Các nhà chức trách đã ban hành các cảnh báo và lệnh sơ tán cho hơn 6 triệu người trên khắp cả nước khi cơn bão mang đến lượng mưa và gió lớn nhất trong nhiều năm. Khoảng 80 người bị thương cũng đã được báo cáo tính đến nay, trong khi hơn 270.000 hộ gia đình bị mất điện, NHK cho biết.

Hagibis được cho là cơn bão mạnh nhất tấn công Tokyo kể từ năm 1958, mang đến lượng mưa kỷ lục ở nhiều khu vực, bao gồm cả thị trấn nghỉ mát nổi tiếng của Nhật Bản, nơi đã hứng chịu cơn mưa 939,5 mm trong 24 giờ. Tối qua, Hagibis đã đổ bộ lên đảo Honshu của Nhật Bản. Ngay sau đó, một trận động đất mạnh 5,7 độ richter đã làm rung chuyển thủ đô Tokyo.

Báo cáo cho thấy, các sân bay chính của Tokyo, bao gồm Haneda và Narita, đã buộc phải hủy hơn 1.000 chuyến bay do ảnh hưởng của bão. Tokyo Disneyland cũng phải đóng cửa vào hôm qua, là lần đóng cửa đầu tiên do các sự kiện thời tiết kể từ năm 1984, trong khi các siêu thị cạn kiệt nguồn nước đóng chai, pin và các hàng hóa khác liên quan đến việc dự trữ cho thảm họa.

Sau khi bị đình chỉ trên quy mô lớn vào hôm qua, sân bay Tokyo Haneda và các dịch vụ tàu cao tốc đã hoạt động trở lại từ sáng nay. Tuy nhiên, dịch vụ đường sắt trong khu vực đô thị Tokyo do JR East vận hành dường như không thể được khởi động lại cho đến ít nhất là trưa nay, nhà điều hành cho biết trong một tuyên bố.

Một quan chức địa phương cảnh báo rằng siêu bão Hagibis kéo theo lũ lụt và lở đất có thể gây thiệt hại nghiêm trọng, từ đó kêu gọi người dân phải hành động khẩn cấp để bảo vệ mạng sống của mình và người thân.

Mới tháng trước, một cơn bão mạnh khác là Typhoon Faxai đã phá hủy hoặc phá hủy 30.000 ngôi nhà ở Chiba, phía đông Tokyo và gây ra sự cố mất điện trên diện rộng.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Japan Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục

Nhật Bản đã ghi nhận mức thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục 15,82 nghìn tỷ yen (tương đương 103 tỷ USD) trong nửa đầu năm tài chính 2024, được thúc đẩy bởi lợi nhuận gia tăng từ các khoản đầu tư nước ngoài trong bối cảnh đồng yen yếu đi.

Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục
Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

Với tổng số vốn đăng ký 248 triệu USD, chiếm 15% về số lượng và 5,4% về vốn đầu tư nước ngoài (FDI) toàn tỉnh, doanh nghiệp (DN) Nhật Bản đang là đối tác quan trọng trong việc kêu gọi đầu tư FDI vào Thừa Thiên Huế.

Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản
Cảnh giác, chủ động, không chủ quan

Bão số 6 (TRAMI) tạm biệt Philippines để vào Biển Đông và phăm phăm hướng về miền Trung nước ta. Là dân của xứ “trời hành cơn lụt mỗi năm”, lại vừa chứng kiến cơn bão Yagi tàn phá kinh hoàng các tỉnh phía bắc, nên từ trước đó nhiều ngày, đi đâu cũng nghe bà con bàn tán về bão. Và hầu như ai cũng có smartphone nên vừa bàn tán, vừa mở mạng xem dự báo, đường đi của bão nó sẽ như thế nào.

Cảnh giác, chủ động, không chủ quan
Return to top