ClockChủ Nhật, 09/09/2018 14:42

Sau siêu bão và động đất, Nhật Bản tiếp tục đối mặt với rung chấn mạnh

Theo thống kê, đã có 37 người chết trong vụ động đất tại Hokkaido xảy ra rạng sáng ngày 6/9 vừa qua. Có 600 người bị thương và con số này vẫn còn có thể tăng sau khi các đợt rung chấn vẫn đang tiếp tục.

Sau mưa lũ và sạt lở, người Nhật khổ sở vì cái nóng hầm hậpThụy Sĩ: Lở tuyết nghiêm trọng, 1 người thiệt mạng, 3 người mất tíchSạt lở đất ở Indonesia: 7 người chết, nhiều người mất tíchPhilippines cảnh báo về sạt lở đất do mưa lớn gây nênNghi phạm đánh bom tự sát ga tàu New York hé lộ động cơ gây ánLũ lụt làm thiệt mạng 175 người ở Ấn Độ, Nepal và Bangladesh

Đường xá bị hư hại, xe cộ bị chôn vùi trong bùn đất sau trận động đất. Ảnh: Getty Images.
Thành phố Atsuma là thành phố chịu hậu quả nặng nề nhất với 33 người chết, hầu như các hoạt động bị tê liệt sau động đất.

Trong khi đó, lực lượng cứu hộ đang nỗ lực tìm kiếm 3 người mất tích còn lại. Gần 6000 người vẫn đang phải lánh nạn.

Theo Tổng cục khí tượng Nhật Bản, các đợt rung chấn vẫn tiếp tục trong vòng 1 tuần, đặc biệt sau đó sẽ có mưa lớn, đề phòng sụt lở đất. Chỉ trong vòng đầu giờ buổi sáng hôm nay (9/9) đã có thêm gần 80 rung chấn, trong đó có 4 lần rung chấn ở cấp độ 4.

Các sân bay, các tuyến đường sắt cũng dần dần khôi phục lại hoạt động. Riêng hệ thống đường sắt do Cục đường sắt Nhật Bản quản lý tại khu vực này đã khai thông, cải thiện tình hình thiếu phương tiện công cộng trong mấy ngày qua.

Đặc biệt 99% các hộ gia đình đã có điện sinh hoạt trở lại. Theo Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản cũng yêu cầu các gia đình, công ty…sau khi được cấp điện trở lại phải hết sức tiết kiệm điện.

Nước đã được cung cấp trở lại. Hoạt động thương mại bắt đầu có xu hướng nhộn nhịp như trước đây. Tuy nhiên vẫn còn hạn chế, dự kiến đầu tuần sau các trung tâm thương mại, siêu thị sẽ đồng loạt mở cửa phục vụ nhân dân.

Một nhân viên cửa hàng siêu thị ở Hokkaido cho biết, để khôi phục hoạt động kinh doanh các siêu thị đã chuẩn bị tiếp nhận hàng hóa, sắp xếp lại việc vận chuyển. Mặc dù vậy, đến nay hàng hóa vẫn chưa đến được các siêu thị và chỉ mới đáp ứng được khoảng 1/3 số lượng trước đó.

Tại khu vực Tây Nhật Bản, hoạt động khắc phục hậu quả vẫn đang rất khẩn trương. Đến đầu giờ sáng nay (9/9) đã có gần 20 chuyến bay quốc tế tại sân bay Kansai hoạt động trở lại. Các tuyến tàu cao tốc, tàu địa phương đã khai thông. Các bệnh viện đã có điện trở lại để tiếp nhận bệnh nhân.

Tuy nhiên, theo Tổng cục khí tượng Nhật Bản, trong ngày hôm nay (9/9) và ngày mai (10/9) sẽ có mưa lớn tại khu vực Tây và Đông Nhật Bản. Nguy cơ sạt lở đất là rất cao do khu vực này vừa hứng chịu siêu bão Jebi.

Chính phủ Nhật Bản cũng đã phái toàn bộ lực lượng tăng cường cho hai khu vực này giúp chính quyền và nhân dân sớm ổn định sinh hoạt, nối lại hoạt động thương mại.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khẩn trương sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở

Trước tình hình mưa lớn, nguy cơ sạt lở và ngập lụt sâu, trong sáng 5/11, các địa phương của huyện Phú Lộc đã triển khai sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy cơ cao về sạt lở, rào chắn cảnh báo các vị trí ngập lụt sâu.

Khẩn trương sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở
Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

Với tổng số vốn đăng ký 248 triệu USD, chiếm 15% về số lượng và 5,4% về vốn đầu tư nước ngoài (FDI) toàn tỉnh, doanh nghiệp (DN) Nhật Bản đang là đối tác quan trọng trong việc kêu gọi đầu tư FDI vào Thừa Thiên Huế.

Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản
Cảnh giác, chủ động, không chủ quan

Bão số 6 (TRAMI) tạm biệt Philippines để vào Biển Đông và phăm phăm hướng về miền Trung nước ta. Là dân của xứ “trời hành cơn lụt mỗi năm”, lại vừa chứng kiến cơn bão Yagi tàn phá kinh hoàng các tỉnh phía bắc, nên từ trước đó nhiều ngày, đi đâu cũng nghe bà con bàn tán về bão. Và hầu như ai cũng có smartphone nên vừa bàn tán, vừa mở mạng xem dự báo, đường đi của bão nó sẽ như thế nào.

Cảnh giác, chủ động, không chủ quan

TIN MỚI

Return to top