Thế giới

Singapore đứng đầu châu Á - Thái Bình Dương về fintech

ClockThứ Sáu, 25/06/2021 16:12
TTH.VN - Trong Bảng xếp hạng Fintech Toàn cầu năm nay, Singapore đã tụt 1 bậc xuống vị trí thứ 4, dù vậy quốc gia này vẫn tiếp tục duy trì vị trí hàng đầu trong số các quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Ngành công nghiệp Fintech Đông Nam Á dự kiến vượt mốc 1 tỷ USD vào năm 2025Việt Nam là trung tâm công nghệ tài chính của khu vực

Bảng xếp hạng tiến hành khảo sát hơn 80 quốc gia, 264 thành phố, và hơn 11.000 công ty fintech trên khắp thế giới. Ảnh minh họa: TTXVN

Được biết, chỉ số thường niên này do nhà cung cấp phân tích fintech (công nghệ tài chính) Findexable hợp tác với nền tảng ngân hàng đám mây Mambu sản xuất; với hơn 80 quốc gia, 264 thành phố, và hơn 11.000 công ty fintech được khảo sát. Trong đó, chỉ số đánh giá từng địa điểm về số lượng và chất lượng của các công ty fintech thuộc sở hữu tư nhân, cũng như môi trường kinh doanh địa phương.

Trong bảng xếp hạng fintech các thành phố, thành phố Singapore tụt 6 bậc xuống vị trí thứ 10. Ngoài ra, 8 trong số 10 thành phố dẫn đầu bảng xếp hạng vẫn giữ nguyên vị trí so với chỉ số hồi năm ngoái. Các thành phố đã vượt qua Singapore trong bảng xếp hạng năm nay bao gồm Sao Paulo, Tel Aviv, Berlin, và Boston.

Singapore cũng được đánh giá cao về khả năng phát triển đội ngũ nhân tài fintech. Các tác giả của báo cáo lưu ý rằng, vào giữa những năm 2010, quốc gia này đã cam kết 170 triệu USD để khuyến khích các tổ chức tài chính toàn cầu thành lập phòng thí nghiệm đổi mới. Ngày 23/6 vừa qua, Hiệp hội Fintech Singapore đã công bố sự ra mắt của SG FinTech Club, nhằm mục đích tăng cường sự tham gia xã hội giữa các chuyên gia và các công ty fintech địa phương. Hiện nay, có khoảng 1.400 fintech ở Singapore, chiếm hơn 10.000 nhân viên.

Bên cạnh đó, những thành phố khác ở các quốc gia Đông Nam Á, như Jakarta của Indonesia đã tăng 27 bậc trong bảng xếp hạng thành phố lên vị trí thứ 32 trên toàn cầu; trong khi Kuala Lumpur của Malaysia tăng 11 bậc lên vị trí thứ 67.

Việt Nam xếp hạng thứ 70 trên bảng xếp hạng toàn cầu, giảm 19 bậc so với bảng xếp hạng năm ngoái; và đứng ở vị trí thứ 14 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Nguồn vốn không đồng đều là một trong những vấn đề cấp bách được nêu bật trong báo cáo của Findexable năm nay. Ngoài ra, một phần của thách thức là việc xây dựng lòng tin và mối quan hệ với các nhà đầu tư trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Báo cáo cũng thừa nhận sự đa dạng ngày càng tăng trong các nguồn tài trợ và kết nối toàn cầu, bao gồm cả nguồn vốn từ các quỹ tài sản có chủ quyền.

Lê Thảo (Lược dịch từ Business Times)

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
COP29: Singapore cam kết tài trợ 500 triệu USD cho các dự án xanh ở châu Á

Theo tin từ CNA, Chính phủ Singapore cam kết sẽ tài trợ tới 500 triệu USD cho các dự án xanh và dự án chuyển đổi ở châu Á, như một phần trong cam kết của nước này nhằm cung cấp các giải pháp tài chính về khí hậu trong khu vực. Thông báo này được Bộ trưởng Bộ Môi trường và Phát triển Bền vững Singapore Grace Fu đưa ra tại Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc (COP29) đang diễn ra tại thủ đô Baku của Azerbaijan.

COP29 Singapore cam kết tài trợ 500 triệu USD cho các dự án xanh ở châu Á
Return to top