Thế giới

Singapore lo an ninh lương thực từ... 'khủng hoảng cơm gà'

ClockThứ Hai, 06/06/2022 09:30
Những người bán cơm gà Hải Nam - món được xem như "quốc hồn quốc túy" ở Singapore - đang đứng ngồi không yên vì không tìm được gà. Vài người vẫn lạc quan và dí dỏm gọi đây là "cuộc khủng hoảng cơm gà".

Singapore phát triển loại “vải” biến chuyển động của cơ thể thành điện năngThủ tướng Singapore hoan nghênh Canada nộp đơn xin gia nhập DEPAChủ tịch QH Singapore tiếp Chủ tịch Nhóm hữu nghị Việt Nam-ASEANTiêm phòng COVID-19 cho trẻ: Hiệu quả từ công tác tuyên truyền và triển khai đồng bộ tại SingaporeHơn 45 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hàng không Changi

Nguồn cung một số thực phẩm phổ biến tại Singapore - Nguồn: Straits Times. Dữ liệu: Bảo Duy - Đồ họa N.KH.

Thịt gà, loại thực phẩm mà mọi tôn giáo ở đất nước đa sắc tộc như Singapore đều có thể ăn được, đang khan hiếm sau lệnh cấm xuất khẩu gà sống của Malaysia - nước láng giềng của Singapore.

Trong khi những người bán cơm gà Hải Nam - món được xem như "quốc hồn quốc túy" ở Singapore - đứng ngồi không yên vì không tìm được gà thì vài người vẫn lạc quan và dí dỏm gọi đây là "cuộc khủng hoảng cơm gà".

"Lần này là gà, lần sau có thể là thứ khác. Chúng ta phải chuẩn bị cho điều này", Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nói về lệnh cấm của Malaysia

Giàu tiền, nghèo đất nông nghiệp

Trong nhiều thập niên, Singapore, một đảo quốc giàu có về tiền bạc nhưng nghèo về đất đai, đã phụ thuộc vào nước láng giềng gần nhất là Malaysia từ nước sạch đến rau củ và thịt cá. Trung bình mỗi tháng, Singapore nhập khẩu từ Malaysia gần 3,6 triệu con gà sống - tương đương khoảng 1/3 gia cầm nhập khẩu, 2/3 còn lại là hàng đông lạnh. Số gà này sẽ được giết mổ và bảo quản tại Singapore, trở thành nguồn cung thịt tươi cho các hộ gia đình và đặc biệt là những quán cơm gà Hải Nam ở Singapore.

Đầu tháng này, Chính phủ Malaysia đã chính thức ra lệnh cấm xuất khẩu gà sống sang Singapore để ổn định giá trong nước. Giá thịt gà tại Malaysia đã tăng trong mấy tuần qua do chi phí vận chuyển và giá thức ăn tăng cao. Cũng giống như đảo quốc sư tử, tất cả tôn giáo ở Malaysia, với đạo Hồi chiếm phần lớn, đều xem thịt gà là một nguồn thực phẩm quan trọng vì không đi ngược lại đức tin của họ và có thể ăn mọi lúc (tất nhiên ngoại trừ những dịp đặc biệt). Dân số Malaysia là gần 34 triệu người, gấp gần sáu lần dân số Singapore, đồng nghĩa nhu cầu thịt gà của nước này cũng lớn hơn nên việc giá loại thực phẩm này tăng sẽ ảnh hưởng đến nhiều người hơn.

Điều này lý giải vì sao Kuala Lumpur quyết định cấm xuất khẩu gà sống, một động thái tương tự những gì Indonesia đã làm với dầu cọ hay Ấn Độ với lúa mì và đường. Hệ quả của chính sách "bảo hộ lương thực" này là tình trạng thiếu lương thực ở những nước vốn phụ thuộc nhiều vào nguồn nhập khẩu như Singapore.

Singapore chỉ sản xuất 1/10 nhu cầu thực phẩm trong nước và nhập khẩu mọi thứ từ cá đến thịt heo, rau, gạo, khoai tây và thịt gà. Sự khan hiếm của thịt gà tươi cho thấy vấn đề lớn hơn đĩa cơm gà và lãnh đạo Singapore đã nhìn thấy điều đó từ lâu.

"Kế hoạch 30"

Nhận thức được tính dễ bị tổn thương của mình, vào năm 2019, Singapore đã đề ra "kế hoạch 30" nhằm mục đích sử dụng công nghệ và trí tuệ sáng tạo để sản xuất và đáp ứng 30% nhu cầu thực phẩm trong nước vào năm 2030, tạo bước đệm giảm phụ thuộc thực phẩm nhập khẩu.

Theo báo South China Morning Post, chương trình vẫn đang trong giai đoạn đầu với việc chính phủ đang đầu tư hàng triệu USD để hỗ trợ tài chính cho các trang trại và nghiên cứu sản xuất lương thực trong đô thị.

Một trong số các dự án như vậy thuộc về Công ty Sustenir. Doanh nghiệp này có các trang trại trồng rau củ theo kệ thẳng đứng, mỗi vườn rộng khoảng 3.700m2 có thể thu hoạch được hơn 240 tấn rau củ các loại mỗi năm. Sử dụng thiết kế kiểu môđun có thể tháo lắp và điều chỉnh khi cần, những vườn rau của Sustenir có thể lắp ở cả tòa nhà văn phòng. Người dân Singapore cũng được khuyến khích trồng rau tại nhà, với việc chính phủ phân phát 860.000 gói hạt giống cho các hộ gia đình kể từ tháng 6-2020.

Bà Sonia Akter, người nghiên cứu chính sách nông nghiệp và lương thực tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu của Đại học Quốc gia Singapore, cho biết nếu Singapore đạt được mục tiêu đề ra là 30% thì nước này sẽ có một vùng đệm tốt để chống lại tình trạng thiếu lương thực dù nhập khẩu 70% thực phẩm vẫn là con số chưa mấy an toàn.

Một số chuyên gia khác thì tin rằng "bảo bối" lớn nhất chính là sự giàu có của Singapore. Nói như ông Paul Teng, chuyên gia an ninh lương thực thuộc Trung tâm Nghiên cứu an ninh phi truyền thống tại Đại học Công nghệ Nanyang, sự giàu có cho phép Singapore tìm được những nguồn cung thực phẩm chất lượng nhờ vào việc mua với giá cao hơn nước khác.

Tuy nhiên, về lâu dài Singapore vẫn cần những giải pháp để giảm phụ thuộc nhập khẩu thực phẩm mà trong đó có ý tưởng thuê đất làm trang trại tại các nước xuất khẩu ròng thực phẩm và thặng dư lớn để tránh bị kiểm soát xuất khẩu khi tình hình khó khăn.

Theo Tuổi trẻ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
COP29: Singapore cam kết tài trợ 500 triệu USD cho các dự án xanh ở châu Á

Theo tin từ CNA, Chính phủ Singapore cam kết sẽ tài trợ tới 500 triệu USD cho các dự án xanh và dự án chuyển đổi ở châu Á, như một phần trong cam kết của nước này nhằm cung cấp các giải pháp tài chính về khí hậu trong khu vực. Thông báo này được Bộ trưởng Bộ Môi trường và Phát triển Bền vững Singapore Grace Fu đưa ra tại Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc (COP29) đang diễn ra tại thủ đô Baku của Azerbaijan.

COP29 Singapore cam kết tài trợ 500 triệu USD cho các dự án xanh ở châu Á
Return to top