Thế giới
Chỉ số Cạnh tranh Nhân tài Toàn cầu năm 2022:

Singapore trở thành quốc gia châu Á duy nhất lọt top 20

ClockThứ Sáu, 04/11/2022 07:16
TTH.VN - Theo bảng xếp hạng Chỉ số Cạnh tranh Nhân tài Toàn cầu năm 2022 được công bố vào ngày 3/11, Singapore là quốc gia châu Á duy nhất lọt vào top 20, và được xếp ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng 133 quốc gia trên khắp thế giới, chỉ sau Thụy Sĩ.

BUSINESS TIMES: Việt Nam vẫn là “thỏi nam châm” thu hút đầu tưTokyo nhắm mục tiêu dẫn đầu danh sách Chỉ số sức mạnh thành phố toàn cầuĐan Mạch dẫn đầu bảng xếp hạng về năng lực cạnh tranh kỹ thuật số

Người dân đi bộ trên một con đường ở Singapore. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Bảng xếp hạng mới nhất được xuất bản bởi Trường Kinh doanh Insead và Viện Portulans có trụ sở tại Washington (Mỹ). Trong đó, 133 quốc gia được xếp hạng đóng góp 98% sản lượng kinh tế thế giới, đồng thời chiếm hơn 93% dân số toàn cầu.

Các tác giả cho biết thêm, bảng xếp hạng nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà đầu tư và nhà tuyển dụng hiểu được những xu hướng lao động từ một góc độ toàn cầu.

Kể từ lần đầu tiên chỉ số này được công bố hồi năm 2013, Singapore đã luôn giành vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng thường niên; ngoại trừ năm 2020, khi quốc gia này tụt một bậc xếp hạng.

Bên cạnh đó, báo cáo năm nay cũng đưa ra một bảng xếp hạng dành cho các thành phố trên thế giới. Trong đó, thành phố Singapore đứng thứ 6, sau các thành phố của Mỹ là San Francisco, Boston, Seattle; và các thành phố của Thụy Sĩ gồm Zurich và Lausanne. Đáng chú ý, một lần nữa, Singapore cũng là thành phố châu Á duy nhất lọt vào top 20 của bảng xếp hạng các thành phố.

Ông Helmi Yusoff, chuyên gia đến từ Công ty tư vấn toàn cầu Mercer nhận định: “Mặc dù những nghiên cứu như thế này rất rộng lớn, nhưng chúng cung cấp những hiểu biết hữu ích cho người lao động toàn cầu, những người đang muốn chuyển đến một quốc gia khác”.

Được biết, báo cáo năm nay dài 336 trang, được nghiên cứu dựa trên 69 biến số kinh tế vĩ mô và cấp độ quốc gia, đồng thời đánh giá cách các quốc gia thu hút nhân tài nước ngoài, hỗ trợ người lao động địa phương trong môi trường kinh doanh và quản lý, cũng như cách các quốc gia đào tạo người lao động và giữ chân họ…

Lê Thảo (Lược dịch từ The Straits Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Vườn Quốc gia Bạch Mã: Nỗ lực ngăn chặn nạn bẫy thú rừng

Vườn Quốc gia (VQG) Bạch Mã có diện tích tự nhiên hơn 37.423 héc ta, thuộc địa giới hành chính 15 xã, thị trấn của 3 huyện Phú Lộc, Nam Đông (Thừa Thiên Huế) và Đông Giang (Quảng Nam). Thời gian qua, lực lượng kiểm lâm VQG Bạch Mã cùng các đơn vị đã tích cực phối hợp tuần tra, bảo vệ rừng. Nhờ đó đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn nhiều vụ săn bắt, bẫy động vật rừng trái phép tại VQG này.

Vườn Quốc gia Bạch Mã Nỗ lực ngăn chặn nạn bẫy thú rừng
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Return to top