Thế giới

Số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu tiếp tục tăng mạnh

ClockThứ Hai, 09/03/2020 15:31
Theo thống kê, Pháp và Đức đều có số ca nhiễm Covid-19 vượt 1.000 người, trong khi số ca tử vong tại Italy cao kỷ lục lên đến 366 người.

COVID-19: Châu Âu có khả năng đối mặt với tình trạng thiếu hụt thuốc lớn hơnCOVID-19: Italy cách ly bắt buộc đối với 1/4 dân sốCOVID-19: Italy có ca tử vong thứ 3, dừng lễ hội hóa trang ở Venice

Ảnh: Anadolu

Tình hình dịch Covid-19 trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp đặc biệt là ở Châu Âu khi số ca mắc bệnh không ngừng tăng mạnh. Theo thống kê, Pháp và Đức đều có số ca nhiễm Covid-19 vượt 1.000 người, trong khi  số ca tử vong tại Italy cao kỷ lục lên đến 366 người. Trước tình hình này, các nước châu Âu đã đưa ra hàng loạt biện pháp phòng chống dịch.

Theo Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy, trong ngày 8/3, nước này ghi nhận thêm 133 ca tử vong vì dịch bệnh Covid-19, nâng tổng số ca tử vong của Italy lên 366 người (tăng 57,1% so với ngày 7/3).

Số ca nhiễm mới được ghi nhận trong ngày tăng 1.326 trường hợp, nâng tổng số ca nhiễm bệnh tại Italy tính đến nay lên 7.375 trường hợp (tăng 25,4%). Chỉ 33 trường hợp được ghi nhận hồi phục trong ngày 8/3, nâng tổng số ca hồi phục tại nước này lên 622 trường hợp.

Trước tình hình số ca nhiễm Covid-19mới và số người chết vì dịch tăng mạnh, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte đã ra quyết định phong tỏa khu vực miền Bắc để ngăn dịch bệnh lan rộng. Sắc lệnh bao gồm việc yêu cầu người dân  hạn chế ra vào khu vực tâm dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 là vùng Lombardia, cũng như hơn chục tỉnh ở bốn khu vực khác của Italia. Sắc lệnh cũng quy định, tất cả các bảo tàng, trung tâm văn hóa, rạp chiếu phim, nhà hát, quán rượu và câu lạc bộ đêm đóng cửa tại các khu vực bị cấm từ ngày 8/3. Ngoài ra, tất cả các sự kiện đám cưới, đám tang và các sự kiện thể thao đã bị đình chỉ. Chính phủ Italy cũng khuyến khích nhân viên làm việc tại nhà. 

“Chúng tôi muốn đảm bảo sức khỏe cho công dân của mình. Chúng tôi hiểu rằng tất cả các biện pháp này sẽ tạo ra sự bất tiện cho người dân. Nhưng đây là lúc chúng ta phải tự chịu trách nhiệm. Chúng ta cần hiểu rằng tất cả cần tuân thủ các biện pháp, cần bảo vệ sức khỏe của chính mình, sức khỏe của những người thân, quan trọng là sức khỏe của những người lớn tuổi, những người sẽ gặp nhiều rủi ro hơn đối với loại virus này”, Thủ tướng Conte nói.

Chính phủ các nước châu Âu khác cũng đẩy mạnh công tác phòng dịch trong bối cảnh mọi người lo ngại dịch bệnh có thể tiếp tục lan rộng.

Trong thông báo mới nhất ngày 8/3, Bộ trưởng Y tế liên bang Đức Jens Spahn đã yêu cầu hủy tất cả các sự kiện có trên 1 nghìn người tham dự. Theo đó các hội nghị, hội thảo quy mô lớn; các hội chợ và cả các trận bóng trong khuôn khổ giải bóng đá Bundesliga cũng sẽ bị hủy.

Theo thống kê, số trường hợp nhiễm virus corona chủng mới SARS-CoV-2 ở Đức tính tới 18h chiều qua đã tăng lên hơn 1.000 người. Con số này tăng mạnh so với mức khoảng 900 người một ngày trước đó.

Một nước châu Âu khác là Pháp cũng quyết định cấm trên toàn quốc các sự kiện tập hợp trên 1.000 người. Theo Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Véran, Pháp vẫn ở giai đoạn 2 của dịch Covid-19, song các biện pháp mới được tăng cường nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2.

“Tôi muốn nhắc lại hiện chúng ta đang ở giai đoạn 2 của dịch. Điều đó có nghĩa là ưu tiên của chúng tôi là làm mọi thứ có thể để làm chậm sự lây lan của virus. Đây là cách duy nhất để bảo vệ những người dễ bị tổn thương và để giảm đỉnh dịch”, ông Veran nói.

Quyết định mới này được cho sẽ tác động mạnh đến đời sống thể thao và giải trí. Nhiều sự kiện sẽ bị hủy bỏ như Hội chợ sách dự kiến diễn ra từ ngày 20/3 đến 23/3.

Một biện pháp khác cũng được chính phủ Pháp công bố. Đó là đơn giản hóa thủ tục điều trị bệnh từ xa. Bộ trưởng Y tế Pháp sẽ ký một quyết định vào sáng nay về việc những người nghi nhiễm sẽ dễ dàng được kết nối với bộ phận tham vấn y tế từ xa, mà không bắt buộc phải thông qua bác sĩ gia đình.

Tính đến 15 giờ ngày hôm qua, Pháp đã xác nhận 19 người tử vong và 1.126 ca nhiễm virus SARS-CoV-2. Số ca nhiễm tại Pháp tính đến tối 7/3 là 949 ca.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Liên hoan phim Đức KinoFest 2024 đến Huế vào cuối tháng này

Liên hoan phim Đức KinoFest là liên hoan phim thường niên của Viện Goethe tại Đông Nam Á dành cho điện ảnh đương đại Đức. Năm nay Liên hoan sẽ được tổ chức ở Huế trong hai ngày 26 và 27/10 tại không gian văn hóa Lan Viên Cố Tích (94-96-98 Bạch Đằng, TP. Huế).

Liên hoan phim Đức KinoFest 2024 đến Huế vào cuối tháng này
2/3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất

Theo báo cáo mới của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), chỉ 1/3 các vùng mặt nước của châu Âu có chất lượng tốt, trong khi nhiều sông, hồ và vùng nước ven biển của khu vực này “bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hóa chất”. Ô nhiễm không khí từ các nhà máy điện than và thuốc trừ sâu từ nông nghiệp được xem là hai trong số những “thủ phạm chính”.

2 3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất
Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

Cuộc khảo sát tâm lý kinh doanh mới nhất của Liên minh châu Âu - ASEAN chỉ ra rằng 59% doanh nghiệp châu Âu cảm thấy EU không đóng góp vào việc hỗ trợ lợi ích của họ ở Đông Nam Á, đánh dấu mức độ không hài lòng cao nhất kể từ khi khảo sát được thực hiện vào năm 2015.

Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN
Chuyến thăm Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm:
Dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam, Pháp

Theo đặc phái viên TTXVN, ngày 7/10 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời sân bay Orly, thủ đô Paris lên đường về nước kết thúc tốt đẹp các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 3/10 -7/10/20024, theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron.

Dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam, Pháp
Return to top