Thế giới

Số đơn đăng ký bằng sáng chế toàn cầu giảm lần đầu tiên sau 14 năm

ClockThứ Bảy, 09/03/2024 06:11
TTH - Số đơn đăng ký bằng sáng chế quốc tế trong năm ngoái đã giảm lần đầu tiên sau 14 năm, do lãi suất cao hơn và tình trạng bất ổn kinh tế; trong đó, Ấn Độ nằm trong số ít các quốc gia đi ngược lại xu hướng này, Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới (WIPO) của Liên hiệp quốc (LHQ) cho biết trong một báo cáo thường niên.

Khoảng 2,6 tỷ người trên thế giới chưa có điều kiện tiếp cận InternetWMO: El Nino suy yếu nhưng vẫn duy trì nhiệt độ ở mức caoCam kết gần 600 triệu USD để loại bỏ ung thư cổ tử cung

 Biểu tượng của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới (WIPO). Ảnh minh họa: Taxconcept.net/TTXVN

Cụ thể, tổng cộng 272.600 đơn đăng ký bằng sáng chế đã được nộp trong năm 2023, đánh dấu mức giảm 1,8% so với một năm trước đó.

Trong một cuộc phỏng vấn với các phóng viên ở thành phố Geneva, Thụy Sĩ, ông Carsten Fink, nhà kinh tế trưởng của WIPO cho rằng: “Chúng tôi tin điều này phản ánh môi trường bất lợi hiện nay đối với hoạt động đổi mới sáng tạo và kinh doanh”.

Những bất ổn kinh tế và đặc biệt là lãi suất cao hơn trong năm ngoái được coi là những nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm này.

Tuy nhiên, ông Carsten Fink nhấn mạnh, sự sụt giảm này nên được coi là “một hiện tượng mang tính chu kỳ”. “Chúng tôi cho rằng, số đơn đăng ký bằng sáng chế quốc tế sẽ tăng trưởng trở lại một khi môi trường bên ngoài được cải thiện”, nhà kinh tế trưởng của WIPO nói thêm.

Đồng tình với quan điểm này, Tổng Giám đốc WIPO Daren Tang lưu ý, tỷ lệ lạm phát có khả năng giảm sẽ mang lại niềm tin kinh doanh lớn hơn và các khoản đầu tư đổi mới sáng tạo, tạo tiền đề cho sự phục hồi về số đơn đăng ký bằng sáng chế quốc tế vào cuối năm nay.

“Bất chấp những sụt giảm ngắn hạn này, các xu hướng dài hạn hơn cho thấy việc sử dụng bằng sáng chế quốc tế sẽ tăng đều đặn trong một nền kinh tế toàn cầu ngày càng số hóa, và lan rộng khi các nền kinh tế trên thế giới phát triển”, ông Daren Tang nhận định trong một tuyên bố.

Trong hạng mục chính là Hiệp ước Hợp tác Sáng chế (PCT), Trung Quốc tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng, với 69.610 đơn đăng ký, giảm 0,6% so với năm 2022. WIPO cho biết, điều đó đánh dấu mức giảm hàng năm đầu tiên của Trung Quốc kể từ năm 2002.

 Trong khi đó, Mỹ tiếp tục ở vị trí thứ hai trong năm 2023, với 55.678 đơn đăng ký, đánh dấu mức giảm mạnh hơn nhiều ở mức 5,3% so với một năm trước đó.

Theo sau Trung Quốc và Mỹ là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đức; trong đó, Hàn Quốc là quốc gia duy nhất trong top 5 có số đơn đăng ký bằng sáng chế tăng lên trong năm ngoái, tăng 1,2% lên 22.288 đơn đăng ký.

Ấn Độ đã ghi nhận mức tăng trưởng lớn nhất, với số đơn đăng ký bằng sáng chế quốc tế tăng vọt 44,6% lên 3.791 đơn đăng ký. Theo WIPO, con số này tiếp nối mức tăng 25,9% trong một năm trước đó; và xu hướng tăng có thể sẽ tiếp tục.

Trong số ít các quốc gia khác ghi nhận mức tăng trưởng là Thổ Nhĩ Kỳ với mức tăng 8,5%, Hà Lan tăng 5,8%, và Pháp tăng 2%.

Báo cáo của WIPO cũng cho thấy, châu Á chiếm 55,7% tổng số đơn đăng ký vào năm ngoái, tăng từ mức chỉ hơn 40% một thập kỷ trước đó.

LÊ THẢO (Lược dịch từ AFP & The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
Cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp trên VNeID: Nhanh chóng, thuận tiện, giảm chi phí

Cùng với Hà Nội, từ 22/4 – 22/6/2024, tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp (LLTP) trên trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNeID cho công dân Việt Nam có tài khoản định danh điện tử VNeID mức độ 2. Việc này nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), tạo thuận lợi, giảm thời gian, chi phí xã hội cho người dân.

Cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp trên VNeID Nhanh chóng, thuận tiện, giảm chi phí
Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8% lên 5.060 tỷ USD trong năm 2024

Theo dự báo mới nhất của Công ty Tư vấn và nghiên cứu công nghệ thông tin Gartner, chi tiêu cho ngành công nghệ thông tin (CNTT) trên toàn thế giới trong năm nay dự kiến sẽ đạt tổng cộng 5.060 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2023. Con số này cao hơn so với dự báo tăng trưởng 6,8% được đưa ra hồi tháng 1 và đưa chi tiêu CNTT toàn cầu đi đúng hướng để vượt ngưỡng 8.000 tỷ USD trước năm 2030.

Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8 lên 5 060 tỷ USD trong năm 2024
Return to top