Thế giới

Sự chần chừ nguy hiểm của cử tri Pháp trước bầu cử Tổng thống

ClockThứ Sáu, 21/04/2017 09:20
Chưa thể khẳng định ai sẽ giành ưu thế tuyệt đối trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp vòng 1 khi cử tri Pháp vẫn rất chần chừ với lựa chọn của mình.

Bầu cử Tổng thống Pháp: Chặng đua nước rút vòng mộtBầu cử tổng thống Pháp: Ứng cử viên Melenchon vươn lên vị trí thứ 3Những ứng viên nặng ký trong bầu cử tổng thống Pháp 2017Bầu cử Tổng thống Pháp: Cuộc đua dần phân tốpNước Pháp đang trải qua một mùa bầu cử lạ lùng với đầy biến động

Chỉ còn 2 ngày nữa sẽ bắt đầu vòng 1 cuộc bầu cử Tổng thống Pháp, cuộc điều tra mới nhất vẫn cho thấy hơn 1/4 cử tri Pháp chưa biết bầu cho ai. Tỷ lệ cử tri lưỡng lự có đi bỏ phiếu hay không cũng còn khá nhiều.

su chan chu nguy hiem cua cu tri phap truoc bau cu tong thong hinh 1
Chưa thể khẳng định ai sẽ giành ưu thế tuyệt đối trong cuộc bầu cử Tổng thống vòng 1 khi cử tri Pháp vẫn rất chần chừ với lựa chọn của mình. Ảnh: CNN
 

Sẽ lập lại kỷ lục về tỷ lệ vắng mặt ?

Cuộc điều tra được thực hiện với hơn 11.600 người trong hai ngày 16 và 17/4, tức là một tuần trước bầu cử, cho thấy khoảng cách giữa bốn ứng cử viên chính rất hẹp. Chưa thể khẳng định ai sẽ giành ưu thế tuyệt đối. Đặc biệt khi cử tri Pháp vẫn rất chần chừ và không chắc chắn về việc sẽ lựa chọn ai, hay thậm chí có đi bỏ phiếu hay không.

Có hơn 8.200 trong tổng số 11.600 người được hỏi cho biết sẽ đi bỏ phiếu, chỉ số này là khá tích cực, tăng thêm 6 điểm so với cuộc điều tra vào cuối tháng 3. Nhưng con số dự kiến không đi bỏ phiếu vẫn lên tới khoảng 28 %, tương đương với mức kỷ lục vào năm 2002. Và trong số những người chắc chắn đi bỏ phiếu, thì cũng còn khoảng 28 % không biết sẽ bầu cho ai.

Độ chắc chắn của các ứng cử viên ủng hộ

Câu hỏi về độ chắc chắn của các cử tri ủng hộ đối với các ứng cử viên mang tính “sống còn” và quyết định lớn. Bởi trong bối cảnh khoảng cách giữa các ứng cử viên rất hẹp, thì chỉ cần người có sự chắc chắn nhất từ phía các cử tri trung thành thì sẽ chiến thắng.

Điểm nguy hiểm nhất là ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen vẫn duy trì được mức cao nhất về tỷ lệ chắc chắn trong các cử tri ủng hộ bà. Dù theo điều tra mới nhất bà Le Pen đã mất 2,5 điểm so với đầu tháng 4, nhưng vẫn có được tỷ lệ kỷ lục 84 % người ủng hộ tuyên bố chắc chắn ủng hộ đến cùng. 

Về thứ hai là ứng cử viên Francois Fillon với tỷ lệ 81%. Tiếp đó là các ứng cử viên Emmanuel Macron và Jean-Luc Melenchon đã cải thiện được chút ít về chỉ số nảy, và xếp cuối vẫn là ứng cử viên của Đảng Xã hội cầm quyền Benoit Hamon.

Với việc dẫn đầu về độ “chắc chắn” của cử tri, ứng cử viên cực hữu vẫn gây nhiều lo ngại, dù rằng người dân và các chuyên gia Pháp đều khẳng định sẽ không để một nhân vật cực hữu lên làm Tổng thống. 

Tuy nhiên, cũng chính sự chủ quan đã dẫn đến kịch bản Brexit, hay kết quả bầu cử bất ngờ tại Mỹ ; thì một nguy cơ cực hữu chiến thắng -mà báo chí đã chơi chữ khi dùng từ “Frexit” tại Pháp cũng không phải là đã có thể loại trừ hoàn toàn.

 An ninh – các ứng cử viên bị đe dọa khủng bố

Qua điều tra hai nghi phạm khủng bố tại Marseille bị bắt hôm 18/4 vừa qua, cảnh sát Pháp bất ngờ khám phá ra âm mưu có thể tấn công nhằm vào các ứng cử viên Tổng thống Pháp. Công tố viên Paris nhấn mạnh một kế hoạch hành động đã bị bại lộ, nhưng không nêu rõ các mục tiêu cũng như thời gian mà bọn khủng bố đã lên kế hoạch.

Báo chí Pháp thì cho rằng 3 ứng cử viên có thể là đích ngắm của các đối tượng khủng bố gồm ứng cử viên cánh hữu François Fillon - người đã có ảnh xuất hiện trong đoạn băng của một trong 2 đối tượng vừa bị bắt giữ tuyên thệ trung thành với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, bà Marine Le Pen và ứng cử viên tự do Emmanuel Macron.

An ninh hiện đang là ưu tiên số một trên toàn nước Pháp, trong bối cảnh tình trạng khẩn cấp vẫn được duy trì và thắt chặt. Đảm bảo an toàn cho 67.000 điểm bỏ phiếu là một nhiệm vụ rất nặng nề, và dự kiến ngoài lực lượng chống khủng bố Sentinelle, Pháp sẽ huy động tổng lực hơn 50.000 cảnh sát và hiến binh trong những ngày tới.

Tuy nhiên, phản ứng của các chính trị gia cũng như các ứng cử viên sau thông tin này khá khác biệt. Tổng thống Francois Hollande ca ngợi việc bắt giữ và điều tra những dấu vết Hồi giáo cực đoan của hai kẻ tình nghi tại Marseille là một “bước tiến đáng kể”. 

Trong khi đó, ứng cử viên Francois Fillon lại kêu gọi không để sự việc này đánh lạc hướng cuộc tranh luận về những vấn đề an ninh. ứng cử viên cánh tả Benoit Hamon thì tuyên bố không coi việc khám phá ra âm mưu khủng bố này là một “công cụ chính trị” để ghi điểm cho đảng của ông trong cuộc bầu cử sắp tới. 

Trong khi đó, ứng cử viên tự do Macron thì kêu gọi “đoàn kết” để chống khủng bố. Còn nữ ứng cử viên cực hữu thì cực lực chỉ trích tình trạng ngày càng có nhiều âm mưu khủng bố nhằm vào “nền dân chủ” của nước Pháp./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri

Tại các kỳ tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa VIII, cử tri trên địa bàn TP. Huế đã có nhiều ý kiến, kiến nghị các vấn đề liên quan đến hạ tầng dân sinh. Điều đáng mừng, TP. Huế đã chỉ đạo các ban ngành, địa phương trả lời thấu đáo cũng như triển khai khắc phục.

Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri
Niềm tin và mong đợi của cử tri

Tại Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa VIII, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh, bà Nguyễn Thị Ái Vân thông báo về tình hình khối đại đoàn kết toàn dân và hoạt động tham gia xây dựng chính quyền của MTTQ...

Niềm tin và mong đợi của cử tri
Tập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm

Chiều 5/12, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến điểm cầu các địa phương.

Tập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm
Return to top